Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sống giữa “ma trận” thông tin: Cần tỉnh táo

ANHTHU| 05/06/2008 08:40

(HNM) - Trong một lần trả lời báo chí gần đây, ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam khẳng định, Chính phủ Việt Nam cần tăng cường trao đổi, giải thích chính sách để tái thiết lòng tin về triển vọng kinh tế đất nước.

Thị trường BĐS trong những năm gần đây liên tục bị lung lay trước những cơn “sốt ảo”mộtphần do thông tin không chính xác.
Ảnh: Phương Thanh

(HNM) - Trong một lần trả lời báo chí gần đây, ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam khẳng định, Chính phủ Việt Nam cần tăng cường trao đổi, giải thích chính sách để tái thiết lòng tin về triển vọng kinh tế đất nước. Sở dĩ có lời khuyên như vậy vìthời gian qua, người dân đã bị quá nhiều luồngthôngtinkhôngchínhthốnglàmlung lay,dẫnđếnnhữnghànhđộng bột phát.

Thông tin = tiền bạc +…

Thông tin là tiền bạc. Đó dường như là một thực tế không phải bàn cãi. Thực tế này càng rõ nét hơn bao giờ hết giữa thời buổi kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp (DN) đang ngày càng sành sỏi hơn trong việc sử dụng thông tin để làm lợi cho mình. Giỏi nhất trong việc này là các DN nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn thế giới đang có mặt tại Việt Nam.

Không chỉ quy tụ những chuyên gia giỏi phân tích, bình luận, những DN này còn có hẳn những chiến lược thông tin, tuyên truyền. Không chỉ tuyên truyền định kỳ bằng họp báo, thông cáo báo chí, các DN này còn sẵn sàng tung ra các bình luận giữa lúc “nước sôi lửa bỏng’’ để vừa tranh thủ quảng bá thương hiệu vừa tạo tâm lý xã hội có lợi cho mình.

Xin tạm miễn bàn về độ trung thực, tính chính xác của thông tin, bình luận mà những DN phổ biến. Điều dễ nhận thấy là sự gắn kết mật thiết giữa thông tin, bình luận được phổ biến với lợi ích của DN. Ví dụ điển hình là giữa lúc tình hình thị trường bất động sản ảm đạm như cuối năm 2006, đầu năm 2007 đã rất rõ ràng, vậy mà thông tin nhận định từ DN trước đó vẫn được tung ra với “định hướng’’ rất sáng sủa về tương lai thị trường, rằng giá sẽ vẫn tăng, thậm chí sẽ có cả kỷ lục về giá. Rất nhiều người đã “say sưa’’ đổ xô đầu tư văn phòng cho thuê, căn hộ, đất ở vì tin vào những nhận định đó. Làn sóng đó cứ lớp này nối tiếp lớp kia, đẩy giá trị bất động sản vượt quá giá trị thực rất nhiều lần, để đến bây giờ khi giá của chúng đang dần trở về với giá trị thực thì nhiều người mới trở nên hẫng hụt và tiếc nuối.

Những ví dụ ở ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán còn rõ nét hơn rất nhiều vì rất nhiều người tham gia thị trường chứng khoán có lẽ vẫn chưa quên cảm giác khi “trở thành sóng cho người ta lướt’’ ở thời điểm giữa năm 2007. Khi ấy, báo cáo của một DN nước ngoài gần như đã làm chao đảo thị trường chứng khoán Việt Nam. Và đến bây giờ, khi chỉ số chứng khoán xuống thấp “không thể tưởng tượng’’, có người đã liên hệ với hậu quả từ “sự kiện’’ đã xa đó. Thông tin không chỉ là tiền bạc, nó còn có thể gây những hậu quả khó có thể tưởng tượng.

“Có các nhà dự báo, bình luận thì cũng sẽ có dự báo, bình luận. Chúng ta phải sống chung với những luồng thông tin khác nhau. Có những thông tin thiện chí, có thông tin không. Người dân và các nhà đầu tư nên tỉnh táo trước những luồng thông tin khác nhau và chỉ nên đặt niềm tin vào những thông tin chính thống được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát ra mà thôi.” - ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đến đâu?

“Tỉnh táo, chủ động, nhanh nhạy phản ứng trước thông tin’’ là điều mà người ta vẫn thường nói. Nhưng không chỉ mỗi người dân cần những điều đó, các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương đều cần tỉnh táo, chủ động và nhanh nhạy để phản ứng trước những luồng thông tin thiếu chính xác, có thể bất lợi cho xã hội. Tuy nhiên, dường như điều này chưa được các cơ quan này thực hiện. Mới đây nhất, phải đợi Chính phủ ra chỉ thị, phải đợi người dân ‘’kêu oai oái’’ về giá gạo tăng đột biến, việc thông tin chính thức, họp báo mới được thực hiện để bình ổn giá.

Chừng nào cơ quan nhà nước còn thiếu chủ động thông tin thì chừng đó chuyện nhũng nhiễu, trục lợi bằng thông tin sẽ còn tiếp tục làm khổ người dân.

Mặt khác, mỗi người dân hay nhà đầu tư cần chủ động cải thiện khả năng tiếp nhận, phân tích, phản ứng trước các luồng thông tin đa dạng hiện nay, tuyệt đối không nên a dua. Một câu hỏi cần thiết trước khi đặt lòng tin vào một thông tin nào đó là thông tin đó phát ra từ đâu, nhằm mục đích gì? Đó là cơ quan có trách nhiệm với dân chúng hay là DN, là những tổ chức luôn coi lợi nhuận của mình lớn hơn những lợi ích khác? Thậm chí chỉ là tin đồn không rõ nguồn gốc, không đáng tin chút nào (ví dụ mới nhất về hậu quả của việc tin vào tin đồn là người dân đổ xô đi mua gạo, làm giá tăng vùn vụt).

Một đòi hỏi nữa để thay đổi thực trạng này là Chính phủ cần sớm có quy định cụ thể về cơ chế thông tin, đặc biệt là những quy định xử phạt thật nặng những hành vi thông tin thiếu chính xác, gây nhiễu loạn thị trường. Việc này đã có chủ trương, nhưng trước “ma trận’’ thông tin phát triển ngày càng phức tạp, chúng ta không thể chờ quá lâu.

Võ Lâm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sống giữa “ma trận” thông tin: Cần tỉnh táo

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.