Theo dõi Báo Hànộimới trên

Lần đầu tiên tại Việt Nam: Tiến hành mổ Kasai nội soi cho bệnh nhân teo đường mật

TRIEUHOA| 04/01/2005 14:31

(HNMĐT) - Ngày 30/12/2004, Bệnh viện Nhi TƯ đã tiến hành phẫu thuật cho cháu cháu Lê Thị Uyên (80 ngày tuổi) tại Diễn Châu, Nghệ An bị teo đường mật bẩm sinh bằng phương pháp mổ nội soi Kasai. Đây là phương pháp tiên tiến nhất thế giới hiện nay, mới chỉ áp dụng ở các nước Mỹ, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực thực hiện phương pháp này.

Cháu Uyên đang hồi phục sau ca phẫu thuật. Ảnh: T.H

(HNMĐT) - Ngày 30/12/2004, Bệnh viện Nhi TƯ đã tiến hành phẫu thuật cho cháu cháu Lê Thị Uyên (80 ngày tuổi) tại Diễn Châu, Nghệ An bị teo đường mật bẩm sinh bằng phương pháp mổ nội soi Kasai. Đây là phương pháp tiên tiến nhất thế giới hiện nay, mới chỉ áp dụng ở các nước Mỹ, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực thực hiện phương pháp này.

GS Nguyễn Thanh Liêm, GĐ Bệnh viện, người trực tiếp tiến hành ca phẫu thuật cho biết, từ năm 1994 trở về trước, những bệnh nhân mắc bệnh này sẽ không có cháu nào còn sống bởi đây là căn bệnh vô phương cứu chữa. Phương pháp mổ Kasai hở bắt đầu được áp dụng từ năm 1994 tại nước ta đã cứu sống cho nhiều bệnh nhân.Có cháu đã sống thêm được 9 - 10 năm. Tuy nhiên, do đây là một phẫu thuật nặng, khi tiến hành phải đưa ra phần lớn gan ra ngoài ổ bụng nên quá trình gây mê rất khó khăn, hậu phẫu cũng rất nặng nề. Do đó, nhược điểm của phương pháp này là có đến 70 - 80% bệnh nhân sau phẫu thuật bị viêm đường mật, dẫn đến tử vong, hoặc sơ gan, phải cần đến phẫu thuật ghép gan (như trường hợp cháu Nguyễn Thị Diệp, Nam Định, bệnh nhân ghép gan đầu tiên ở nước ta trước đó cũng tiến hành phẫu thuật Kasai để thông đường mật).

Phương pháp mổ nội soi sẽ khắc phục được tất cả những nhược điểm này. Tuy nhiên, theo lời GS Liêm lý giải thích, sở dĩ Việt Nam đã chần chừ trong suốt 10 năm mới áp dụng bởi đây là kỹ thuật khó, bởi vùng được phẫu thuật có nhiều động mạch, tính mạch quan trọng. Đặc biệt là vùng cắt xơ rốn gan nằm ở sâu, khó thực hiện. Do vậy, chỉ có những nước có trình độ y học tiên tiến mới có thể áp dụng phương pháp này.Tuy nhiên, qua ca phẫu thuật đầu tiên tại nước ta, các chuyên gia phẫu thuật đã cho biết, mổ nội soi lại có nhiều thuận lợi hơn mổ phanh bởi các phẫu thuật viên có thể nhìn thấy các chi tiết một cách rõ hơn bằng mắt thường. Quá trình cắt rốn xơ gan được thực hiện chính xác hơn. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công trong 4h (Các nước trên thế giới làm trung bình trong khoảng 5h).

Ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhânđãtỉnh táo, bụng không còn trướng. Sang ngày thứ hai, cháu đã ăn trở lại bình thường. Hiện nay, cháu đang dần hồi phục, triển vọng rất tốt. GS Liêm cho biết thêm, phương pháp mổ này đựoc áp dụng cho mọi bệnh nhân bị tắc đường mật. Đây sẽ trở thành phương pháp phẫu thuật thường quy của bệnh viện. Chi phí chỉ bằng một ca mổ thường, không quá cao. Tuy nhiên, để có thể đạt kết quả tốt nhất thì độ tuổi thực hiện lý tưởng là 8 tuần tuổi.

T.Hoa

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lần đầu tiên tại Việt Nam: Tiến hành mổ Kasai nội soi cho bệnh nhân teo đường mật

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.