Theo dõi Báo Hànộimới trên

Làm thế nào để giảm thiểu tai biến trong y khoa?

Hoa Hiên| 17/08/2015 15:16

(HNMO) – Thời gian qua, nhiều trường hợp tai biến trong y khoa đã xảy ra. Một trong những nguyên nhân gây nên tai biến trong y khoa là việc đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu thực tại dẫn đến tình trạng quá tải, thiếu nguồn nhân lực, ...


Tất cả những yếu tố trên thực chất đều liên quan đến việc đầu tư trong lĩnh vực y tế vẫn chưa tương xứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Cũng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng những rủi ro do tai biến có một phần nguyên nhân từ việc đầu tư và tính chuyên nghiệp trong y học còn nhiều hạn chế.

Để giảm thiểu tai biến trong y khoa, ngành y tế cũng đã khuyến cáo các bệnh viện tập trung vào việc tiếp cận các công nghệ mới, cải tiến quy trình làm việc để nâng cao chất lượng điều trị, giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động chuyên môn. Thời gian gần đây, việc sử dụng nước cất ống nhựa công nghệ BFS và đã được kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu-thay cho nước cất ống thủy tinh đã góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro trong ngành y. Khi sử dụng nước cất ống nhựa, đầu sản phẩm dễ bẻ hơn loại thủy tinh nên nhân viên y tế không sợ mảnh thủy tinh vỡ làm đứt tay, hay cặn, bụi thủy tinh lọt vào tĩnh mạch, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, nước cất ống nhựa còn góp phần tiết kiệm chi phí từ những chiếc gạc sạch mà trước kia các y tá, điều dưỡng viên vẫn thường phải dùng lót để bẻ ống. Tại Việt Nam Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội - đạt tiêu chuẩn GMP-WHO có đủ khả năng sản xuất, tuy nhiên đến nay đã có hơn 100 bệnh viện trên toàn quốc sử dụng loại nước cất ống nhựa này, giúp nhân viên y tế thực hiện tốt hơn điều kiện Kỹ thuật vô khuẩn theo “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” của Bộ Y tế.

Về góc độ chăm lo y tế cần phải được thống nhất, sẽ phải xây dựng những quy chuẩn khám chữa bệnh nghiêm ngặt và quan trọng hơn cả là phải nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho các y, bác sĩ. Để giảm thiểu nguy cơ thì thứ nhất phải đọc, thứ hai phải học, thứ ba phải được thực hành, và cuối cùng phải được cọ xát học tập các chuyên gia trong nước và nước ngoài. Ở các cơ sở, trung tâm càng chuyên sâu thì càng giảm thiểu được nguy cơ xảy ra biến chứng. Bên cạnh đó, việc thiếu các quy trình bảo đảm an toàn người bệnh cũng là một nguyên nhân dẫn tới tai biến y khoa. Các quy trình trong khám, chữa bệnh, quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn chuyên môn đều nhằm vào hai mục đích chính là an toàn và hiệu quả.

Một giải pháp không thể không nhắc tới đó là nâng cao sự tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ. Trong quá trình khám chữa bệnh, bệnh nhân phải xem đó là một việc đương nhiên yêu cầu bắt buộc từ hai phía. Bệnh nhân và người nhà phải cung cấp đúng, đủ về tình trạng của bệnh nhân để các bác sĩ có phương pháp xử lý và điều trị tốt nhất. Ở chiều ngược lại người thày thuốc phải làm cho người bệnh hiểu được quyền lợi và khi đến bệnh viện họ cần hỏi và cần biết những gì về bệnh tình của mình để tránh những chuyện rắc rối về sau như: người nhà bệnh nhân không hiểu rõ nguyên do vào đánh bác sĩ hay biểu tình trong bệnh viện... Nhìn lại chuyện phơi nhiễm HIV của 18 y bác sĩ chợt nghĩ nếu người nhà thông báo sớm cho các y, bác sĩ thì có lẽ họ đã có biện pháp bảo hộ tốt hơn để tránh khả năng phơi nhiễm HIV. Và chắc chắn sẽ không xảy ra chuyện người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ Viện nhi Trung ương hồi tháng 3 vừa qua.

Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng cần đẩy mạnh việc mua bảo hiểm trách nhiệm. Theo quy định của Chính phủ, kể từ năm 2012 các bệnh viện phải triển khai mua bảo hiểm trách nhiệm cho thày thuốc về các tai biến, rủi ro trong khám chữa bệnh. Điều này sẽ tạo tâm lý an tâm hơn cho các y, bác sĩ khi làm việc.

Thực tế cho thấy mặc dù đã được đầu tư nhiều nhưng các bệnh viện quá tải, cộng với sự thiếu chuyên nghiệp trong ngành y nên những trăn trở về việc giảm thiểu tai biến trong y khoa vẫn chưa thể hoàn thành được trong một sớm, một chiều và rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự hợp tác chặt chẽ từ hai phía bệnh nhân và bệnh viện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm thế nào để giảm thiểu tai biến trong y khoa?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.