Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cần một biện pháp mạnh

HONGHAI| 27/06/2003 07:46

Ở phía Bắc của Thủ đô, Đông Anh có nhiều lợi thế trong phát triển ngành nghề, đặc biệt từ khi thực hiện cơ chế quản lý mới thì các ngành nghề truyền thống lại có cơ hội khôi phục và phát triển đa dạng. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn, xây dựng cơ sở vật chất, để khôi phục, phát triển nghề trạm khắc gỗ mỹ nghệ- một trong những nghề có truyền thống lâu đời ở các xã Vân Hà, Liên Hà.

Ở phía Bắc của Thủ đô, Đông Anh có nhiều lợi thế trong phát triển ngành nghề, đặc biệt từ khi thực hiện cơ chế quản lý mới thì các ngành nghề truyền thống lại có cơ hội khôi phục và phát triển đa dạng. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn, xây dựng cơ sở vật chất, để khôi phục, phát triển nghề trạm khắc gỗ mỹ nghệ- một trong những nghề có truyền thống lâu đời ở các xã Vân Hà, Liên Hà.

Chỉ tính riêng ở xã Vân Hà, hiện có trên 70% dân biết nghề trên, có khoảng 250 hộ sản xuất thường xuyên, giá trị sản xuất hằng năm của toàn xã thường đạt trên 60 tỷ đồng. Nguyên liệu chủ yếu cho ngành này là các loại gỗ Pơ mu, trắc, gụ, lim, lát...thị trường chủ yếu là phục vụ trong nước, cũng có một số sản phẩm xuất khẩu. Tại thời điểm này, trên địa bàn xã hiện có 6 Cty TNHH chế biến lâm sản, 1 HTX thủ công mỹ nghệ và 215 hộ cá thể sản xuất thường xuyên. Vân Hà cũng là một địa phương có khá nhiều nghệ nhân và những người thợ lành nghề có đôi bàn tay vàng về trạm khắc gỗ.
....Ngồi trước mặt chúng tôi là anh Đỗ Văn Mùi, ở thôn Thiết úng, năm nay anh mới ở độ tuổi dưới ngũ tuần nhưng anh cũng là người có danh tiếng trong làng nghề trạm khắc gỗ này. Anh là người vào nghề khá sớm bởi hai bên nội, ngoại của gia đình anh đều làm nghề này. Mãi năm 1973, anh mới tham gia vào HTX Điêu Khắc gỗ Từ Vân. Trong thời gian đó, anh thường xuyên là người sáng tác mẫu về trạm khắc gỗ các con giống, tranh tượng... và đến năm 1990 anh được tặng Huy chương Bàn Tay Vàng nghề trạm gỗ lần thứ nhất do Liên hiệp các HTX tiểu thủ công nghiệp TW tặng. Đây là thành tích tổng hợp của các giải anh đã đạt được trong các hội chợ triển lãm được tổ chức thường xuyên hằng năm. Hiện nay, anh vừa sáng tác mẫu các mặt hàng, vừa phối hợp với Trường đào tạo mỹ nghệ để dạy nghề cho các em học sinh yêu thích nghề truyền thống này. Theo anh, để làm nghề này giỏi, mỗi người làm nghề cần phải có sự đam mê, khổ luyện, trí nhớ và biết tiếp thu những kinh nghiệp của người khác. Hằng năm, anh đưa ra thị trường khoảng trên 10 mẫu hàng, thu nhập cũng đạt dăm sáu chục triệu/ năm.

Cùng tồn tại và phát triển với nghề trên là nghề sơn mài, trạm khảm ở Liên Hà. Thời bao cấp, nghề này bị mai một, chuyển sang cơ chế thị trường nghề này phát triển khá mạnh, đặc biệt là phát triển trong các hộ gia đình tập trung ở thôn Châu Phong, Giao Tác và Thù Lỗ với gần 60 % dân số biết nghề. Do khó khăn về thị trường tiêu thụ nên hiện còn một số người giữ nghề cũ, còn phần lớn các gia đình chuyển sang nghề trang trí nội thất có phun sơn gồm: sản xuất gường, tủ, bàn ghế... giá trị sản xuất của Châu Phong hàng năm đạt 2,4 tỷ đồng. Nghề phun sơn được sử dụng cho gỗ ép để đóng các đỗ nội thất gường tủ, bàn ghế. Mặt hàng này được tiêu thụ ở khắp các tỉnh miền Bắc. Phát triển các nghề phụ nói trên, ngoài việc giải quyết được việc làm cho lao động ở địa phương, Liên Hà thường xuyên có 600 lao động ở địa phương khác đến tạm trú để sản xuất, thu nhập mỗi lao động được 600.000 đồng đến 700.000 đồng/ tháng/ người.

Một nghề truyền thống nữa được xuất hiện cách thời điểm này chừng 10 năm ở xã Mai Lâm, Đông Hội, Cổ Loa- đó là nghề đúc đá mỹ nghệ . Nghề này phát triển khá nhanh, sản phẩm chủ yếu là cây, con giống, vật trang trí bằng đá .... Nguyên liệu chủ yếu là đá ở Thanh Hoá, Quảng Ninh, thu nhập từ nghề này đạt khá cao, do sản phẩm tiêu thụ khá nhanh, vừa phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu.

Từ thực tế trên, trong định hướng phát triển kinh tế của Đông Anh, đã nêu rõ: “ Phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, phải thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn, ưu tiên phát triển ngành nghề truyền thống, chế biến nông sản, những nghề thu hút nhiều lao động ... nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn để thực hiện CNH-HĐH nông thôn ...”.

Để đạt được mục tiêu trên, Đông Anh còn có biện pháp khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế với nhiều loại hình về nghề truyền thống , nghề mới nhằm thu hút nhiều lao động ..., tạo vùng sản xuất tập trung tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, ưu tiên phát triển nghề chế biến nông sản thực phẩm. Phát triển nhanh ngành nghề trong nông thôn cần có quy hoạch chung từng vùng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu đồng thời áp dụng các tiến bộ KHKT cho sản xuất nông nghiệp, tạo vùng sản xuất chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến, tổ chức sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trong nông thôn nhất là các làng nghề truyền thống, khuyến khích thành lập các xí nghiệp, cty TNHH, các HTX, thành lập các hiệp hội nghề nghiệp để giúp đỡ nhau tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường đạt hiệu quả. Mở rộng tìm đối tác là bạn hàng nước ngoài để liên doanh, tranh thủ các nguồn vốn cũng như thị trường tiêu thụ.

Muốn đạt mục tiêu trên, Đông Anh mong muốn Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: Quy hoạch làng nghề, chính sách cho vay vốn, hỗ trợ các mặt hàng xuất khẩu, chính sách đào tạo cán bộ quản lý, thợ thủ công và cần sớn xây dựng cơ sở hạ tầng tạo môi trường pháp lý và cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn phát triển.

Châu Linh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần một biện pháp mạnh

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.