Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bệnh đái tháo đường gia tăng

ANHTHU| 04/07/2003 09:37

Bộ Y tế, BV Nội tiết vừa công bố kết quả điều tra quốc gia đầu tiên về dịch tễ học bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). TS Tạ Văn Bình, Giám đốc BV Nội tiết nhận định: Tình hình người mắc đang gia tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ mắc tại Hà Nội là 1,2%, Huế : 0,96%, thành phố Hồ Chí Minh : 2,52%. Năm 2001 tỷ lệ ĐTĐ tại nội thành của bốn thành phố lớn đã lên đến 4%, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường glucose (RLDNG) là 5,1%. Dự báo những năm tới số người mắc còn tăng lên bởi các yếu tố nguy cơ không được khống chế hiệu quả...

Bộ Y tế, BV Nội tiết vừa công bố kết quả điều tra quốc gia đầu tiên về dịch tễ học bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). TS Tạ Văn Bình, Giám đốc BV Nội tiết nhận định: Tình hình người mắc đang gia tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ mắc tại Hà Nội là 1,2%, Huế : 0,96%, thành phố Hồ Chí Minh : 2,52%. Năm 2001 tỷ lệ ĐTĐ tại nội thành của bốn thành phố lớn đã lên đến 4%, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường glucose (RLDNG) là 5,1%. Dự báo những năm tới số người mắc còn tăng lên bởi các yếu tố nguy cơ không được khống chế hiệu quả.

ở Việt Nam, mạng lưới y tế quản lý người bệnh ĐTĐ chưa phủ khắp, chỉ tập trung ở một vài đô thị lớn. Cán bộ y tế có khả năng khám và điều trị bệnh thiếu và yếu. Trang thiết bị để chẩn đoán và theo dõi ít và lạc hậu. Chất lượng điều trị hạn chế, chi phí điều trị tốn kém. Đa số người bệnh đều được phát hiện muộn, đã có nhiều biến chứng. Nghiên cứu của thành phố Yên Bái cho thấy, có tới 69% số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện và điều trị…

Trước tốc độ người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh, BV Nội tiết đã tiến hành nghiên cứu trên toàn quốc. Các mục tiêu : xác định tỷ lệ mắc bệnh ở người từ 30 đến 64 tuổi tại 4 khu vực , yếu tố nguy cơ chính gây bệnh; đánh giá sơ bộ tình hình quản lý bệnh… 9.000 người chia thành 90 chùm (mỗi chùm 100 người) đã tham gia điều tra. Khu vực miền núi và Tây Nguyên có 18 chùm (1800 người), đồng bằng 27 chùm (2700 người), trung du và ven biển 18 chùm (1800 người), các thành phố 27 chùm (2.700 người). Các phỏng vấn, phép đo nhân trắc, thăm khám, xét nghiệm sinh học… đã đưa ra một số phát hiện rất đáng chú ý. Tỷ lệ ĐTĐ cao nhất ở thành phố : 4,4%, đồng bằng: 2,7%, trung du : 2,5%, miền núi: 2,1%. Tỷ lệ chung của cả nước là 2,7%. Tỷ lệ người mắc bệnh ở thành phố sau 1 năm đã tăng lên 0,4% (điều tra năm 2001 là 4%).

Nghiên cứu còn chỉ ra bệnh ĐTĐ có mối tương quan rõ rệt với độ tuổi, khối lượng cơ thể, vòng eo, gia đình có người ĐTĐ, cao huyết áp… Nhưng tăng huyết áp là yếu tố tác động mạnh nhất đến việc tăng số người ĐTĐ. Nhận thức của người dân đối với căn bệnh này hết sức hạn chế. 78% người được phỏng vấn không biết gì về yếu tố nguy cơ gây bệnh, 76% không hiểu gì về cách thức phòng ngừa. Chính vì vậy, tỷ lệ ĐTĐ không được chẩn đoán chiếm khoảng 64%, còn trong cộng đồng, người ĐTĐ không được phát hiện chiếm khoảng 50%…

Dự án phòng chống bệnh ĐTĐ vớimục tiêu: giảm 50% yếu tố nguy cơ phát triển bệnh trong cộng đồng; điều trị và lập danh sách theo dõi hướng dẫn để 100% người đã được phát hiện bệnh có thể tự quản lý bệnh. Dự báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, trong vòng 20 năm tới, tỷ lệ người mắc ĐTĐ sẽ tăng 42% ở các nước công nghiệp nhưng sẽ là 170% ở các nước đang phát triển. Đây là lời cảnh báo rất cần thiết cho Việt Nam .

Phương Anh

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Bệnh đái tháo đường gia tăng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.