Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những bức ảnh đoạt giải Pulitzer gây sốc thế giới

Tuấn Kiệt (theo Business Insider)| 21/08/2014 08:40

(HNMO) - Nhiếp ảnh là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ. Nó có thể phơi bày sự thật và thể hiện cảm xúc mà từ ngữ không bao giờ có thể lột tả hết. Ảnh có thể thay đổi thế giới. Từ năm 1942, giải thưởng Pulitzer đã được trao cho những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất được các tay máy chụp mỗi năm. Các giải thưởng lớn thường được trao cho các nhiếp ảnh gia tin tức, với các hình ảnh mang tính biểu tượng nhất, ở những điểm nóng trên toàn thế giới. Dưới đây là 16 bức ảnh từng đoạt giải thưởng Pulitzer đã gây sốc với toàn thế giới vào thời điểm nó được công bố, và đã đi vào lịch sử nhiếp ảnh báo chí thế giới.

Nhiếp ảnh gia của hãng Reuters, Adrees Latif, đoạt giải năm 2008 với bức ảnh này chụp cảnh một nhà quay phim Nhật Bản bị thương khi đang tác nghiệp trong một cuộc biểu tình ở Myanmar

Bức ảnh đoạt giải năm 2012 của Rodrigo Abd, ghi lại hình ảnh cậu bé người Sirya khóc cha mình là người bị trúng đạn chết.

Tù nhân tại nhà tù khét tiếng Abu Ghraib, chụp bởi John Moor năm 2004, đoạt giải năm 2005.

Người lính Iraq mừng chiến thắng trên chiếc xe quân sự của quân đội Mỹ bị đốt cháy ở Baghdad năm 2004. Ảnh do nhiếp ảnh gia Muhammed Muheisen chụp và đoạt giải năm 2005.

Ảnh của Alan Diaz đoạt giải năm 2001, chụp cậu bé Elian, 6 tuổi, người Cuba nhập cư tự do vào Mỹ, đang sợ hãi khi cảnh sát ập vào nhà.

Bức ảnh Jean Marc Bouji chụp năm 1994 với hình ảnh một phụ nữ Rwanda trong một trại tị nạn, đối mặt với đói khát, không được chăm sóc y tế. Ảnh mang lại một giải thưởng Pulitzer.

Bức ảnh này được chụp bởi Ron Edmonds vào năm 1981 và đoạt giải Pulitzer, mật vụ Timothy J. McCarthy, cảnh sát Washington Thomas K. Delehanty và thư ký báo chí của tổng thống James Brady, bị thương trên đường phố bên ngoài một khách sạn Washington sau khi bảo vệ Tổng thống Ronald Reagan bị một âm mưu ám sát bằng súng.

Nick Út là phóng viên của hãng tin AP, người chụp bức ảnh Em bé napalm với cảnh những đứa trẻ bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh năm 1972. Bức ảnh này đã mang lại cho ông giải thưởng Pulitzer.

Bức ảnh này được chụp bởi Neal Ulevich vào năm 1976, chụp cảnh một thành viên một nhóm chính trị Thái Lan dùng ghế đánh vào thi thể của một sinh viên bị treo cổ bên ngoài Đại học Thammasat ở Bangkok. Ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1977.

Bức ảnh này đã mang lại vinh quang cho phóng viên ảnh huyền thoại Eddie Adams với giải thưởng Pulitzer năm 1969. Trong ảnh là tướng cảnh sát VNCH Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu một người đàn ông tên Nguyễn Văn Lém bị nghi ngờ cán bộ Việt Cộng trên một đường phố Sài Gòn vào năm 1968, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.

Nhà hoạt động nhân quyền James Meredith bị bắn trọng thương ở Hernando, Mississipi, Mỹ năm 1966 mang lại giải thưởng vào năm 1967 cho Jack Thornell.

Đây là bức ảnh đoạt giải Pulitzer (năm 1965) của Faas, chụp cảnh ông bố bế thi thể của đứa con bị quân Cộng hòa giết trong quá trình truy bắt Việt Cộng tại một ngôi làng gần biên giới Campuchia ngày 19/3/1964. Do doa nhiếp ảnh gia người Đức chụp, đoạt giải năm 1965.

Các cư dân Bình Nhưỡng và người tị nạn từ các khu vực khác mạo hiểm vượt cây cầu đã hư hỏng của thành phố để chạy về phía Nam sông Taedong khi quân đội Trung Quốc đang tiến vào lãnh thổ miền Bắc, ngày 4/12/1950. Bức ảnh đã mang lại cho nhiếp ảnh gia Max Desfor giải thưởng lớn năm 1951.

Lính Mỹ cắm cờ chiến thắng trên đảo Iwo Jima ngày 23/2/1945 sau một trận chiến được đánh giá là đẫm máu nhất, gây tiếng vang nhất trong Thế chiến thứ 2 chống lại quân Nhật. Ảnh đã mang lại giải Pulitzer cho phóng viên Joe Rosenthal

Lính Nhật chết như ngả rạ trong một trận giao tranh trên đảo Tarawa ngày 11/11/1943, khoảng thời gian Thế chiến thứ 2. Một cuộc giao tranh đẫm máu giữa quân Nhật và lính Mỹ. Ảnh của nhiếp ảnh gia Frank Filan, đoạt giải Pulitzer năm 1944.

Mọt phụ nữ Palestine chống lại cảnh sát Israel tại khu Bờ Tây năm 2006. Ảnh chụp bởi Oded Balilty, đoạt giải năm 2007.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những bức ảnh đoạt giải Pulitzer gây sốc thế giới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.