Theo dõi Báo Hànộimới trên

Toà nhà Rainbow Văn Quán lại "nóng" chuyện phí bảo trì

Chu Dũng| 15/11/2015 16:49

(HNMO)- Thay vì trả lại số tiền 2% quỹ bảo trì cho Ban Quản trị chung cư làm quỹ bảo trì tòa nhà, chủ đầu tư tòa nhà Rainbow lại trả cho từng khách hàng mua.

ỹ bảo trì cho Ban Quản trị chung cư làm quỹ bảo trì tòa nhà, chủ đầu tư tòa nhà Rainbow lại trả cho từng khách hàng mua. 


Vừa qua, Ban Quản trị tòa nhà chung cư Rainbow (phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) gửi đơn đến các cơ quan báo chí phản ánh về việc chủ đầu tư toà mập mờ trong việc giải quyết quyền sở hữu quỹ bảo trì chung cư.

Theo ông Bùi Thành Hưng - Trưởng Ban Quản trị tòa nhà Rainbow, tòa nhà được đưa vào hoạt động từ năm 2012, đến tháng 9/2014 thì Ban Quản trị tòa nhà được thành lập. Việc thành lập ban quản trị tòa nhà đã được chính quyền sở tại công nhận. Tuy nhiên, sau khi Ban quản trị được thành lập, chủ đầu tư lại không bàn giao số tiền bảo trì (2%).

Chủ đầu tư ngắt các camera theo dõi, làm khó Ban quản trị toà nhà


“Theo điều 109 Luật Nhà ở quy định, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết. Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ".

Để đòi lại quyền lợi cho cư dân, Ban quản trị tòa nhà đã gửi đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền. Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng đã phối hợp với các cơ quan hữu quan làm việc với chủ đầu tư. Sở Xây dựng cũng đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao ngay số tiền bảo trì chung cư cho Ban quản trị.

Ông Hưng cho biết, sau nhiều lần bị thành phố nhắc nhở phải bàn giao quỹ bảo trì chung cư, chủ đầu tư yêu cầu phải có đủ chữ ký của 100% hộ cư dân và được UBND thành phố chứng nhận mới bàn giao. Việc đòi hỏi này đang làm khó Ban quản trị tòa nhà. Bị Ban quản trị phản đối, chủ đầu lại yêu chi trả quỹ bảo trì cho từng hộ dân.

Không đồng tình với việc làm này, Ban quản trị tòa nhà tiếp tục một lần nữa làm đơn kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, bảo vệ quyền lợi cho dân cư. Không dừng lại, đại diện ban quản trị tòa nhà cũng “tố” chủ đầu tư đang đẩy cư dân vào ngũ cụt. Theo đó, chủ đầu tư xác định tầng hầm và tầng kỹ thuật không thuộc sở hữu chung mà là của chủ đầu tư. Như vậy, nếu xảy ra sự cố gì người dân chỉ biết kêu trời.

“Hệ thống điện đều nằm dười tầng hầm, hệ thống loa thông báo ở tầng kỹ thuật. Cả hai tầng này do chủ đầu tư quản lý. Nếu xảy ra sự cố muốn cắt điện hay thông báo thì phải xin phép chủ đầu tư mới được làm. Không hiểu nếu cháy xảy ra thì bao giờ mới cắt được điện hay gọi loa thông báo cho cư dân hay…” - ông Hưng nói

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Toà nhà Rainbow Văn Quán lại "nóng" chuyện phí bảo trì

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.