Theo dõi Báo Hànộimới trên

Khẳng định chủ quyền và quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc

Đà Đông - Linh Nhi - Thanh Hải| 16/03/2013 06:11

(HNM) - Ngày 15-3, Viện Nghiên cứu lập pháp, Viện Khoa học pháp lý và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tổ chức tọa đàm


Các ý kiến đề nghị cân nhắc không đưa khái niệm "thành phần kinh tế" bởi khái niệm này chỉ duy nhất được nhắc tới sơ lược tại Điều 54 và toàn bộ nội dung Dự thảo không có quy định nào khác dẫn chiếu tới. Mặt khác, trong thực tiễn hoạt động, khái niệm này còn có thể được thay thế bởi các khái niệm khác như "khu vực kinh tế", "cơ cấu kinh tế theo sở hữu"... Cũng có ý kiến đề xuất, nếu ghi nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản thì nên bỏ khoản 3 Điều 58 quy định "Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường" bởi điều này vừa thừa, vừa mâu thuẫn với khoản 3 Điều 56.

* Cùng ngày, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến của Bộ Tư pháp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đến thời điểm này, Bộ đã nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến của 33/34 đơn vị trực thuộc; 12/30 tổ chức pháp chế bộ, ngành; 58/63 Sở Tư pháp và 57/63 Cục Thi hành án dân sự. Nhìn chung, các ý kiến thống nhất đánh giá nội dung Dự thảo đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng trong cương lĩnh và văn kiện của Đại hội XI về định hướng phát triển đất nước, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tại hội nghị, nhiều ý kiến tiếp tục góp ý vào các nội dung cụ thể. Tại Điều 1, có ý kiến đề nghị đưa từ "độc lập" lên trước từ "dân chủ" để thể hiện quyền độc lập thiêng liêng nhất của dân tộc. Hiến pháp cần khẳng định chủ quyền và nêu tên rõ ràng các vùng lãnh thổ bao gồm: đất liền, vùng biển, vùng trời (tọa độ cụ thể); hải đảo (tên các đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), thềm lục địa, lòng đất, vùng nước...

* Ngày 15-3, cơ quan Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên CĐ góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đại biểu tập trung góp ý Điều 9 của Dự thảo quy định về vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam và cho rằng, cần khẳng định trong Hiến pháp: MTTQ là một bộ phận của hệ thống chính trị và làm rõ nội dung giám sát, phản biện xã hội của MTTQ. Liên quan đến Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng, các ý kiến cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội mà đã nói đến lực lượng lãnh đạo, không có nghĩa là phải có luật về Đảng giống như luật về Mặt trận, luật về Đoàn thanh niên, Công đoàn…

* Ngày 15-3, tại hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức ngành ngoại giao về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đối với quy định tại Điều 4 của Dự thảo và nhấn mạnh sự cần thiết phải khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng của toàn ngành ngoại giao. Các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến hiệu quả, thiết thực tới từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. Tính đến nay, đã có 28 đơn vị trực thuộc Bộ và gần 70 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoàn thành việc lấy ý kiến đối với Dự thảo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khẳng định chủ quyền và quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.