Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính tại quận Đống Đa

Tin, ảnh: Hiền Thu| 12/04/2018 13:27

(HNMO) - Ngày 12-4, tiếp tục chương trình giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ tịch UBND, UBND các cấp tại TP Hà Nội, Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Luật phát biểu kết luận buổi làm việc.


Theo báo cáo của UBND quận Đống Đa, trong 3 năm 2015, 2016, 2017, tổng số vụ án hành chính được thụ lý giải quyết là 7 vụ, đã giải quyết được 6 vụ, còn 1 vụ đang trong quá trình giải quyết. Trong số các vụ án Tòa án nhân dân quận đã giải quyết, không có quyết định hành chính trái pháp luật và không có hành vi hành chính của chủ tịch UBND, UBND bị Tòa án tuyên bố là trái pháp luật. Tất cả các vụ án hành chính Tòa án nhân dân quận giải quyết đều có sự tham gia của đại diện UBND. Trong 3 năm không có cán bộ, công chức, viên chức nào bị xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính.

Tại buổi làm việc, quận Đống Đa cũng nêu ra những khó khăn liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, thời hạn chuẩn bị xét xử; thời gian giải quyết một vụ án hành chính… đồng thời, kiến nghị cần ban hành kịp thời các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính để tránh những vướng mắc khi áp dụng vào vụ án hành chính cụ thể.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Luật ghi nhận, quận Đống Đa có mật độ dân số cao, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp nhưng đã thực hiện tốt việc chấp hành phát luật trong giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính. Chia sẻ với lãnh đạo quận về nhiệm vụ nặng nề trong chỉ đạo, điều hành khối lượng lớn công việc mà vẫn tham gia đầy đủ trong vai trò người đại diện của UBND tại các vụ án hành chính mà Tòa án nhân dân quận giải quyết, đồng chí đề nghị các cơ quan tham mưu và cán bộ giúp việc cần làm tốt vai trò của mình, nâng cao trách nhiệm, tránh hình thức. Điều này góp phần giúp cho Tòa án giải quyết nhanh, đúng thời hạn đối với các vụ án hành chính. Trao đổi thêm về quá trình giải quyết đơn khởi kiện, quá trình giải quyết một vụ án hành chính, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẳng định, điều quan trọng là chọn ra người có năng lực, có trình độ chuyên môn, hiểu sâu về lĩnh vực mà đương sự đang khiếu kiện. Tòa án và Viện Kiểm sát cũng cần phối hợp chặt chẽ để giúp UBND làm tốt vai trò tham gia tố tụng. Đối với các kiến nghị đã được cơ sở nêu ra, đoàn sẽ tập hợp, phân chia theo từng lĩnh vực để gửi tới các cơ quan có thẩm quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính tại quận Đống Đa

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.