Theo dõi Báo Hànộimới trên

Mẹo dân gian giải rượu chỉ trong 10 phút dành cho người hay nhậu

Theo Tri thức trẻ| 05/12/2015 16:35

Cây lá bỏng có thể dùng để chữa nhiều bệnh, công dụng chữa bệnh lại vô cùng hiệu nghiệm, vì vậy gia đình nào cũng nên trồng 1 chậu để sẵn phòng khi cần.


1. Dược tính:

Cây lá bỏng có tên khoa học là Kalanchoe pinata (Lam.) Pers. Cây thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae), còn được gọi nhiều tên khác như cây trường sinh, cây sống đời, diệp sinh căn, thuốc bỏng...

Là loại cây mọc hoang nhưng cũng được người dân trồng nhiều vừa dùng để làm cảnh vừa dùng để làm thuốc.

Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc...

Ngoài tác dụng đặc trưng là trị bỏng như tên gọi, cây lá bỏng còn dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gút, cao huyết áp, ung loét, các loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, tức ngực, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt...


Ở một số vùng, người ta lấy lá bỏng non để nấu canh ăn và dùng làm thuốc đắp lên vết thương, mụn nhọt, mắt đỏ sưng đau.

Do trong lá có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, viêm loét dạ dày...

Theo lương y Ngô Viết Tài, chủ nhiệm HTX thuốc dân tộc Chùa Bộc, Hà Nội, cây lá bỏng có những công dụng nổi bật là chữa bỏng, trị bệnh trĩ, bệnh xoang và giải rượu cực kỳ hiệu quả.

2. Kinh nghiệm dùng lá bỏng chữa bệnh của 1 lương y:

Lương y Nguyễn Vệ Bang, Chủ nhiệm khoa Đông y, Trung tâm khám bệnh nhân đạo, TP Thanh Hóa có chia sẻ những kinh nghiệm quý khi sử dụng cây lá bỏng để chữa bệnh như sau:

Qua kinh nghiệm chữa bệnh, tôi nhận thấy lá bỏng không có độc, mùi vị dễ ăn. Khi sử dụng phải hái lá vào lúc mặt trời mới mọc, khoảng 6 - 7h sáng (giờ Mão) thì không chát và mới kiến hiệu. Khi ăn, không được ăn với muối.

Lương y Bang cho biết, theo kinh nghiệm chữa bệnh gia truyền trong gia đình ông, có thể sử dụng cây lá bỏng làm thành 1 vị thuốc rẻ tiền nhưng rất công hiệu để chữa bệnh cho người nghèo.

Đặc biệt là với nội có thể dùng lá bỏng chế thành vị thuốc sau, chỉ trên dưới 1 tháng tùy vào tình trạng của bệnh mà sẽ khỏi.

Mỗi ngày dùng 10 lá (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá), tối 2 lá, nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn (đóng khố như phụ nữ thấy kinh).

Nhớ trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Cứ làm theo cách trên, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20-45 ngày đều khỏi.

Ngoài ra, lương y Bang còn chia sẻ thêm kinh nghiệm dân gian dùng lá bỏng để cực đơn giản, chỉ cần ăn 10 lá bỏng, 10 phút sau sẽ tỉnh táo, hết say rượu.

3. Những bài thuốc dân gian sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh cực hiệu nghiệm:

- Chữa viêm họng: Nhai ngậm sáng 4 lần, chiều 4 lần, tối 2 lần, mỗi lần 1 lá, đều nhai ngậm và nuốt cả bã. Dùng trong 3 ngày là khỏi.

- Chữa tất cả các chứng đau họng: Sáng ăn 8 lá, chiều 8 lá sẽ khỏi ngay.

- Chữa mất ngủ: Chiều và tối, ăn mỗi lần 8 lá, giấc ngủ sẽ đến sớm.

- Chữa viêm xoang mũi: Mỗi lần nhai 2 lá, lấy nước nhai lá bỏng thấm vào bông, nút vào hố mũi bên viêm ngày 4,5 lần sẽ khỏi. Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên.

Bệnh nhân trước khi nhai lá bỏng phải đánh răng, nạo lưỡi, súc miệng 2, 3 lần cho sạch miệng mới nhai.

- Chữa bệnh viêm đại tràng (kiết lỵ): Ngày ăn 20 lá (buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Từ 5-10 tuổi ăn bằng 1/2 người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.

- Chữa đau mắt đỏ và đau mắt hột: Trước khi ngủ, đánh răng, nạo lưỡi sạch, nhai 3 lá bỏng, mút bớt nước, đặt bã vào gạc vải (vô trùng) đắp vào mắt buộc chặt.

Đến sáng tháo ra, rửa mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ khỏi.

- Chữa chảy máu cam: Nhai 1, 2 lá, lấy nước nhai thấm bông gòn đặt vào lỗ mũi độ 10 phút sau sẽ khỏi.

- Chữa cho sản phụ mất sữa: Sáng, chiều mỗi lần ăn 8 lá, sau 2 ngày sẽ có sữa. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mẹo dân gian giải rượu chỉ trong 10 phút dành cho người hay nhậu

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.