Theo dõi Báo Hànộimới trên

Môn Hóa sẽ phổ biến điểm 5

HA OANH| 06/07/2007 07:19

Đề thi trắc nghiệm môn Hóa khối A kỳ thi ĐH năm 2007 dài và khá nhiều bài tập khiến HS

Đề thi trắc nghiệm môn Hóa khối A kỳ thi ĐH năm 2007 dài và khá nhiều bài tập khiến HS "cuống" khi làm bài và cân đối thời gian trong 90 phút. Đề trắc nghiệm 100% không phát huy được tính sáng tạo của thí sinh. Một số giáo viên phổ thông dạy môn Hóa đã có ý kiến nhận xét sơ bộ về đề thi.

PGS.TS.NGƯT. Đào Hữu Vinh, chuyên gia Hóa học, cổng luyện thi QuickHelp.vn

Đề thi năm nay nói chung là tốt; có tác dụng phân loại học sinh, không có sai sót gì lớn. Tuy nhiên, nói chung, đề khó và dài thể hiện ở 2 mặt: Số lượng các phép tính nhiều và nhiều số lẻ. Do đó, học sinh tốn nhiều thời gian cho tính toán.

Theo tôi, vẫn nội dung câu hỏi nhưng đề có thể cho ngắn gọn hơn và giảm những phép tính toán không cần thiết cho HS. Đối với thời gian làm bài 90 phút chỉ những học sinh thật sự giỏi Hóa mới có thể làm trọn vẹn và đúng cả 50 câu.

Có lẽ điểm trung bình của môn Hóa sẽ không cao, các điểm sẽ tập trung ở vùng 4 đến 5 điểm.

Cô Nguyễn Thị  An, giáo viên Hóa Trường THPT Thăng Long, Hà Nội

Nội dung đề Hóa chủ yếu rơi vào chương trình lớp 12. Đề tổng hợp được hết kiến thức. Tuy nhiên, đề khá dài, số lượng bài toán nhiều nên HS phải tính toán dễ bị "cuống" với thời gian.

Đề Hóa trắc nghiệm 100% năm nay chưa phân loại được HS khá, giỏi, xuất sắc, không phát huy được tính sáng tạo. Do đó, theo tôi chỉ nên thi trắc nghiệm phần lý thuyết, vẫn phải cần 60% lý thuyết, 40% tự luận.

Phần tự luận để đưa những bài tập khó, đòi hỏi HS phải có khả năng tư duy và trình bày ý tưởng trong bài. Từ đó, độ phân loại HS đảm bảo tốt hơn, đủ độ để phân biệt khoảng cách vào các trường ĐH.

Với kiểu đề trắc nghiệm, trường ĐH ở các top sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm những HS có chất lượng thực sự. Đề trắc nghiệm với kiểu "may hơn khôn" thì thậm chí HS dốt cũng vẫn đạt được điểm cao.

Thầy Lê Hồng Chung, Tổ trưởng Bộ môn Hóa, Trường THPT Nhân Chính, Hà Nội:

1. Về tổng thể: Đề thi bao quát được hầu hết các kiến thức trọng tâm của chương trình Hóa học THPT - phổ kiến thức rộng, tập trung chủ yếu trong chương trình lớp 12.

2. Về cơ bản, nội dung kiến thức trong đề thi không có gì khác nhiều so với những đề thi tự luận của những năm gần đây giúp thí sinh có thể tiếp cận mà không quá bỡ ngỡ (kể cả thí sinh của những năm trước).

3. Mức độ: Chủ yếu là các câu hiểu và vận dụng ở mức độ vừa phải, không quá khó với học sinh khá, giỏi.

Những thí sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu và vận dụng được kiến thức (HS khá, giỏi) sẽ làm tốt đề này.

Góp ý: - Đề đã phân loại được trình độ HS, tuy nhiên cần có thêm những câu khó như câu 27-đề 429 để xác định được những học sinh xuất sắc.

- Đề Hóa nên có thêm phần tính chất vật lý. Phần này đã có trong đề thi tốt nghiệp, nhưng trong đề tuyển sinh không thấy có. Đây cũng là phần thí sinh ít quan tâm đến trong quá trình học.

- Đề không phân ban nên có thêm mảng kiến thức về ăn mòn kim loại; đề phân ban nên có thêm câu hỏi về pin điện, điện phân.

- Đề 429 - câu 7: Phải cho thêm giả thiết: Độ điện li của HCl = 1. Vì chương trình hiện hành (không phân ban) không coi độ điện li của tất cả các chất điện li mạnh đều = 1 như chương trình phân ban.

Bảo Anh/VNN(ghi)

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Môn Hóa sẽ phổ biến điểm 5

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.