Theo dõi Báo Hànộimới trên

11 quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới

Tuấn Kiệt| 24/04/2014 08:24

(HNMO) - Mỹ, Nga và Trung Quốc vẫn là ba quốc gia dẫn đầu danh sách 11 nước có lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới, theo đánh giá của trang Business Insider.


Các đánh giá dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm nhân lực sẵn sàng chiến đấu, tổng số quân bao gồm cả dự bị, và các thiết bị, vũ khí, khí tài chiến lược. Tuy nhiên, khả năng hạt nhân không được coi là tiêu chí trong đánh giá.


Dưới đây là 11 quân đội mạnh nhất thế giới theo bảng xếp hạng năm 2014.

1. Mỹ

Ngân sách quốc phòng của Mỹ là 612 tỷ USD. Mặc dù gần đây Mỹ liên tục cắt giảm chi tiêu, nhưng Washington vẫn dành nhiều tiền hơn cho quốc phòng hơn 10 quốc gia chi cao nhất tiếp theo trong danh sách xếp hạng.

Tàu sân bay USS Eisenhower của Mỹ. Ảnh: Stringer / Reuters


Lợi thế quân sự lớn nhất của Mỹ là đội 19 tàu sân bay, so với 12 tàu sân bay đang hoạt động của cả tất cả các nước khác cộng lại. 

Siêu cường quân sự này cũng có đội máy bay lớn nhất hơn bất cứ nước nào, có công nghệ tiên tiến, vũ khí hiện đại được trang bị cho Hải quân...

2. Nga

Hai thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô, quân đội Nga đang phát triển trở lại. Chi tiêu quân sự của điện Kremlin đã tăng gần 1/3 kể từ năm 2008 và dự kiến sẽ tăng hơn 44% trong 3 năm tới. Hiện nay, ngân sách quốc phòng của Nga đứng ở mức 76,6 tỷ USD.

Quân đội Nga phố trương sức mạnh. Ảnh: Maxim Shemetov/REUTERS


Nga hiện có 766.000 quân số tuyến đầu đang hoạt động, với một lực lượng dự bị 2.485.000 quân. Các binh sĩ được hỗ trợ bởi 15.500 xe tăng, lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thiết bị của họ, chẳng hạn như xe tăng, đang "già" đi.

3. Trung Quốc

Trung Quốc đã bắt tay vào một chính sách không ngừng tăng chi tiêu quân sự, với một sự gia tăng 12,2% trong chi tiêu trong năm qua. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đứng ở mức 26 tỷ USD, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng con số không chính thức có thể cao hơn.

Binh sỹ Trung Quốc luyện tập. Ảnh: AP


Quân số của quân đội Trung Quốc là đáng kinh ngạc, với 2.285.000 quân số thường trực đang hoạt động, cộng thêm 2.300.000 dự bị. 

4. Ấn Độ

Chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng khi nước này đang theo đuổi mục tiêu hiện đại hóa quân đội. Hiện nay, người ta ước tính Ấn Độ chỉ dành 4,6 ty USD ngân sách cho quốc phòng, và được dự kiến sẽ trở thành nước chi tiêu cho quân sự cao thứ tư vào năm 2020.

Ấn Độ là nước nhập khẩu nhiều vũ khí. Ảnh: Wikimedia Commons


Ấn Độ là nước nhập khẩu hàng hóa quân sự lớn nhất. Ấn Độ có tên lửa đạn đạo với một loạt khả năng ưu việt.

5. Vương quốc Anh

Anh đang thực hiện giảm quy mô các lực lượng vũ trang của mình 20% giữa năm 2010 và 2018, với việc cắt giảm nhỏ hơn với Hải quân và Không quân Hoàng gia. Ngân sách quốc phòng đứng ở mức 54 tỷ USD.

Lính Anh ở Afghanistan. Ảnh: Shamil Zhumatov/REUTERS


Hải quân Hoàng gia Anh đang có kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth phục vụ vào năm 2020. Queen Elizabeth có thể mang 40 máy bay chiến đấu F-35B. Thiết bị, khí tài của Anh được đánh giá là có lợi thế hơn cường quốc mới nổi như Trung Quốc.


6. Pháp

Pháp đóng băng chi tiêu quân sự trong năm 2013 và cắt giảm 10% nhân sự quốc phòng trong một nỗ lực tiết kiệm tiền nhằm đầu tư thiết bị công nghệ cao. Nước hình lục lăng này dành 43 tỷ USD mỗi năm cho quốc phòng, chiếm  1,9% GDP, thấp hơn mục tiêu chi tiêu do NATO đặt ra cho các nước thành viên.

Lính pháp ở Mali. Ảnh: Joe Penney / Reuters


Pháp được đánh giá có lực lượng "dự bị" đáng nể trên toàn cầu, do đang triển khai quân tại Cộng hòa Trung Phi, Chad, Mali, Senegal và các nơi khác trên thế giới.

7. Đức

Sức mạnh quân sự của Đức được đánh giá giảm sút do sức mạnh kinh tế đang yếu đi. Gần đây, Đức đã bắt đầu xem xét cung cấp hỗ trợ quân sự cho các thành viên NATO ở Đông Âu. Đức dành 45 tỷ USD cho quân sự hàng năm, là nước chi tiêu quân sự lớn thứ 8 trên thế giới.

Lính đặc nhiệm Đức. Ảnh: Fabian Bimmer/REUTERS


Sau do hậu quả của chiến tranh thế giới II, dân số của Đức nói chung ít đi. Quân đội Đức vì thế cũng có giới hạn trong lực lượng quốc phòng. Đức chỉ có 183.000 quân nhân sẵn sàng chiến đấu và 145.000 dự bị.

8. Thổ Nhĩ Kỳ

Chi tiêu quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được dự kiến sẽ tăng 9,4% trong năm 2014 so với ngân sách năm 2013. Cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria và các cuộc đụng độ có thể với các tổ chức ly khai người Kurd, PKK, là những lý do chính cho sự gia tăng chi tiêu. Ngân sách quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức 8,2 tỷ USD.

Ảnh: Umit Bektas/REUTERS


Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào hoạt động tại Afghanistan, cũng như trong các hoạt động gìn giữ hòa bình tại khu vực Balkan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng duy trì một lực lượng quân sự lớn ở miền bắc CH Síp.

9. Hàn Quốc

Hàn Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng sau khi có nhưng tranh chấp lãnh thổ với một số nước láng giềng và các xung đột liên tục từ Bắc Triều Tiên. Hàn Quốc dành 34 tỷ USD cho quốc phòng.

Binh sỹ Hàn Quốc tập luyện. Ảnh: AP


Hàn Quốc có một lực lượng quân sự tương đối lớn so với diện tích nhỏ bé của mình, với 640.000 quân thường trực và 2.900.000 quân dự bị. Hàn Quốc có 2.346 xe tăng và 1.393 máy bay. Quân đội Hàn Quốc được đào tạo tốt và thường xuyên tham gia vào cuộc tập trận với Hoa Kỳ. Lực lượng không quân của Hàn Quốc lớn thứ sáu trên thế giới.

10. Nhật Bản

Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong 11 năm để đáp ứng với các tranh chấp ngày càng tăng với một số nước láng giềng. Nhật cũng đã bắt đầu mở rộng quân sự lần đầu tiên trong hơn 40 năm qua bằng khi đặt một căn cứ quân sự mới ở ngoài lãnh thổ quốc gia. Nhật Bản dành 49,1 tỷ USD cho quốc phòng, đứng thứ sáu trên thế giới về chi phí quốc phòng.

Binh sỹ Nhật Bản.


Quân sự của Nhật Bản khá đầy đủ tiện nghi. Hiện đang có 247.000 binh sỹ thường trực và 57.900 dự bị. Nhật Bản có 1.595 máy bay, lực lượng không quân lớn thứ năm trên thế giới, và 131 tàu. Quân sự của Nhật Bản được giới hạn bởi một điều khoản hòa bình trong hiến pháp, không được thực hiện tấn công một quốc gia khác.

11. Israel

Gần đây, Israel dành nhiều hơn đáng kể so với các nước láng giềng cho quốc phòng. Trong năm 2009, Israel đã dành 18,7% ngân sách quốc gia cho quốc phòng, ở mức 15 tỷ USD.

Hệ thống Iron Dome của Israel. Ảnh: AP


Một tỷ lệ lớn ngân sách quốc phòng của Israel đầu tư cho công nghệ quân sự. Điển hình nhất là hệ thống Iron Dome, một lá chắn tên lửa có thể đánh chặn tên lửa bắn vào Israel từ vùng lãnh thổ Palestine.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
11 quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.