Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bức tường Dacha và bí ẩn khó giải nhất Thế chiến 2

Vân An| 12/08/2016 15:07

(HNMO) –Sự biến mất của Raoul Wallenberg, một nhà ngoại giao Thụy Điển đã cứu hàng nghìn người Do Thái Hungary khỏi buồng khí ngạt của Đức quốc xã hồi năm 1945 được coi là một trong những bí ẩn lâu được giải mã nhất của Thế chiến II.

Khi Liên Xô chiếm Budapest, các mối quan hệ mà Wallenberg đã giả mạo với các nhân vật cấp cao của Đức quốc xã và Mỹ có mùi như gián điệp, với việc cứu người Do Thái của ông là một câu chuyện trang bìa không hợp lý. Nhưng sự biến mất của ông đã không được giải thích, mãi cho tới hết thời kỳ Gorbachev và giai đoạn hỗn loạn sau khi Liên Xô sụp đổ.

Tuy nhiên, mùa hè này, cuốn nhật ký mới xuất bản của người đứng đầu KGB, cơ quan tình báo Nga – được phát hiện cất giấu bí mật bên trong bức tường ở một Dacha (căn nhà ngoại ô đặc trưng phong cách Nga)- đã làm sáng tỏ vụ việc khi lần đầu tiên thẳng thắn nói rằng, Wallenberg đã bị hành quyết trong một nhà tù Moscow.

Raoul Wallenberg



"Tôi không hoài nghi về việc Wallenberg đã bị xử hồi năm 1947", Ivan A. Serov, một cựu quân nhân thời Liên Xô, người điều hành KGB từ năm 1954-1958 viết.

Thời đó, tin tức về Wallenberg, được cho là con cháu của một gia đình nổi tiếng giàu có của Thụy Điển, bị giam tại Moscow xuất hiện ngay lập tức, nhưng sau đó "im hơi". Alexandra M. Kollontai, đại sứ Liên Xô tại Thụy Điển, ban đầu nói với mẹ của ông Wallenberg rằng, nhà ngoại giao này đã bị giam giữ, nhưng sau đó đã rút lại thông tin này, sau khi Điện Kremlin thông báo không biết gì về vụ việc.

Trong những năm 1950, Moscow bắt đầu thả các tù nhân chiến tranh và có thông tin cho biết, họ đã gặp một tù nhân VIP. Một số gọi ông là nhân vật bí ẩn; một số biết tên ông. Thụy Điển bắt đầu nghi vấn và tìm cách cải thiện quan hệ với Nga để điều tra về vụ việc. Điện Kremlin đã phát hành một báo cáo vào năm 1957, trong đó cho biết Wallenberg, 34 tuổi, qua đời vì một cơn đau tim tại nhà tù vào tháng 7/1947.

Đến năm 1991, sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Điện Kremlin đã đồng ý hợp tác điều tra toàn diện với Thụy Điển, bao gồm cả nghiên cứu thông tin lưu trữ và phỏng vấn các nhân viên an ninh nhà nước đã nghỉ hưu. Nhưng báo cáo tổng kết năm 2000 vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng về số phận của Wallenberg, nhiều tài liệu đã bị phá hủy hoặc thay đổi để xóa bỏ hoàn toàn dấu vết về ông.

Những tưởng bí ẩn về số phận của Wallenberg có thể sẽ bị chôn vùi mãi mãi thì cuốn nhật ký của Serov đã giúp đưa sự thật ra ánh sáng.

Hồi ký của các quan chức cấp cao điện Kremlin là cực kỳ hiếm và cuốn nhật ký được phát hiện lại càng đáng quý hơn khi nó cung cấp những thông tin tham khảo mà các tài liệu trước đây chưa từng đề cập tới về Wallenberg. Chúng bao gồm một báo cáo về việc hỏa táng Wallenberg, một lời khai của Viktor Abakumov, người tiền nhiệm của ông Serov nhưng đã bị xét xử và hành quyết vào năm 1954 trong các cuộc thanh trừng cuối cùng của Stalin. Abakumov dường như đã tiết lộ khi bị thẩm vấn rằng, lệnh xử lý Wallenberg đến từ Stalin và ngoại trưởng Vyacheslav M. Molotov.

Từ "giết" không xuất hiện trong bất kỳ văn bản chính thức nào được phát hành từ phía Liên Xô. Các cơ quan an ninh cũng phủ nhận về sự tồn tại của bất kỳ văn bản nào như trên.

Bà Vera Serova, người cháu duy nhất của ông Serov



Cuốn sách của Serov được gọi là "Ghi chú từ một vali: Nhật kí bí mật của giám đốc KGB đầu tiên, được tìm thấy hơn 25 năm sau cái chết của ông" và xuất hiện ở Nga tháng 6 vừa qua với những câu chuyện độc đáo của riêng mình.

4 năm trước, người cháu duy nhất của ông Serov - Vera Serova, 57 tuổi, một vũ công ba lê đã nghỉ hưu, đã thuê người cải tạo nhà để xe tại một dacha mà bà được thừa kế từ ông nội ở tây bắc Moscow. Các công nhân đã phá dỡ bức tường và phát hiện một vài vali giấy tờ được chôn trong đó.

Bà Serova đã đưa một bản sao của cuốn nhật ký cho một nhà xuất bản và nhà xuất bản này đã tập hợp thành một cuốn sách dày 632 trang. Cuốn sách được phát hành cùng với một triển lãm bảo tàng nhỏ do Hiệp hội quân sự-lịch sử Nga tổ chức. Triển lãm đã bỏ qua những thời kỳ đen tối trong sự nghiệp của ông Serov. 

Sau khi rời khỏi KGB, ông Serov cuối cùng bị thất sủng sau khi một trong những cấp dưới của ông bị phát hiện làm gián điệp cho phương Tây. Ông qua đời vì một cơn đau tim vào năm 1990 ở tuổi 84.

Bà Serova cho biết, bà cho xuất bản cuốn nhật ký nhằm khôi phục lại danh tiếng của ông nội. Rất ít người ở Nga biết tới ông, ông đã hành động theo lệnh của Stalin và những người khác.

Trong khoảng 6 trang viết về trường hợp của Wallenberg, ông Serov nói rằng, Nikita S. Khrushchev, người kế vị Stalin, đã yêu cầu ông điều tra về những gì xảy ra để đáp ứng đề nghị của Thụy Điển và giúp thanh lọc Molotov. Ông Serov viết rằng, ông cũng không thể phát hiện đầy đủ về cái chết của Wallenberg, nhưng cũng không có bằng chứng cho thấy Wallenberg từng là một điệp viên.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Bức tường Dacha và bí ẩn khó giải nhất Thế chiến 2

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.