Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chỉ số CPI giảm, không đáng lo ngại

Việt Nga| 28/11/2014 06:04

(HNM) - Thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11-2014 giảm 0,27% so với tháng trước vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Điều này đã khiến dư luận đặt không ít lo ngại về nguy cơ giảm phát, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.



- So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số CPI vẫn tăng tới 2,6% và so với tháng 12 năm ngoái tăng 2,08%. Nhưng CPI lại giảm vào những tháng cuối năm, như vậy có gì bất thường không, thưa ông?

- Như đã thông báo, chỉ số CPI tháng 11 giảm so với tháng 10 là 0,27%, nhưng nếu tính về lạm phát cả năm thì nó nằm ở mức 2,6%, mức thấp so với bình quân chung của các nước ASEAN (đến giờ, lạm phát khoảng 2,7%). Đây là dấu hiệu tích cực của việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, lạm phát bao giờ có tính hai mặt, nếu nằm ở mức quá cao - trên 2 con số, lập tức ảnh hưởng đến tiêu dùng, đời sống người lao động, thu nhập thực tế của người hưởng lương; còn CPI thấp ảnh hưởng tiêu cực đối với các nhà sản xuất kinh doanh…

Chỉ số CPI giảm có nguyên nhân chính là do tác động của giá dầu thế giới - một chỉ số đặc biệt giảm (giá dầu thô đang từ trên 90 USD xuống còn mức 70 USD/thùng) kéo giá cả chung của cả thế giới đi xuống; thứ hai là lạm phát thấp không riêng gì Việt Nam mà diễn ra trên toàn thế giới... Do vậy, tôi cho rằng, chỉ số CPI giảm này là bình thường.

- Nhưng CPI giảm, lạm phát thấp cũng khiến nền kinh tế đối mặt nguy cơ giảm phát?

- Tôi cho là chúng ta không phải lo nguy cơ giảm phát vì có nhiều “dư địa” để giải quyết bài toán này. Nếu giá dầu giữ ổn định như hiện nay - sẽ tạo nên mặt bằng giá mới cho thị trường - thì lập tức lãi suất sẽ giảm. Cũng phải có thời gian về sự tác động của giá dầu. Hiện lãi suất cho vay cao so với sản xuất - kinh doanh nên doanh nghiệp mong đợi khi kiểm soát lạm phát ở mức thấp và ổn định sẽ tạo ra cơ hội nới lỏng hơn chính sách tiền tệ, kéo theo giảm lãi suất cho vay hơn nữa. Khi đó, doanh nghiệp được vay vốn đầu tư trung và dài hạn để mua sắm thiết bị, tăng năng suất lao động, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chỉ số CPI giảm, không đáng lo ngại

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.