Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nâng cao uy tín ngành Hàng hải

Tuấn Lương| 19/02/2017 07:13

(HNM) - Sau nhiều năm nằm trong

Đăng kiểm viên kiểm định xuồng cứu sinh tàu biển chạy tuyến quốc tế.


- Giai đoạn trước, tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng biển nước ngoài cao. Vậy đâu là nguyên nhân, thưa ông?

- Việt Nam tham gia Tokyo - MOU từ năm 1999. Trước khi tham gia Tokyo - MOU, đội tàu biển Việt Nam đã nằm trong “Danh sách đen” của tổ chức này, do có nhiều tàu bị lưu giữ với các khiếm khuyết liên quan đến điều kiện an toàn, an ninh, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Trong giai đoạn 1999-2011, tàu biển Việt Nam được “ưu tiên” kiểm tra với tỷ lệ rất cao ở các cảng nước ngoài. Việc gia tăng số lượng tàu bị lưu giữ và việc Việt Nam nhiều năm liền nằm trong “Danh sách đen” không chỉ gây thiệt hại về mặt tài chính cho chủ tàu, mà còn ảnh hưởng đến uy tín chung của đội tàu biển, ngành Hàng hải Việt Nam.

Có nhiều lý do dẫn tới việc tàu Việt Nam bị lưu giữ nhiều. Do khó khăn về tài chính, các công ty, chủ tàu cắt giảm chi phí trang bị thường xuyên, bảo dưỡng và sửa chữa tàu. Nhiều chủ tàu đã ép thuyền trưởng đưa tàu còn nhiều khiếm khuyết vào hoạt động. Đội tàu biển Việt Nam chạy quốc tế trong giai đoạn 2000-2011 phát triển quá nhanh và một bộ phận các chủ tàu chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý, khai thác tàu tuyến quốc tế; sự hiểu biết các quy định quốc tế về an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường rất hạn chế. Bên cạnh đó, đội tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế phần lớn “nhiều tuổi”, lạc hậu...

- Sau nhiều năm nằm trong “Danh sách đen”, hai năm 2015-2016, Việt Nam đã lọt vào “Danh sách trắng” của Tokyo - MOU. Xin ông cho biết, giải pháp để có kết quả này?


- Theo đề xuất của các cơ quan liên quan, Bộ GT-VT đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-BGTVT, ngày 24-10-2011, về việc tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tàu biển Việt Nam bị lưu giữ PSC ở nước ngoài và Quyết định số 1133/QĐ-BGTVT, ngày 2-5-2013, phê duyệt Đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi “Danh sách đen” của Tokyo - MOU vào cuối năm 2014. Từ chỉ đạo này, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam và các cảng vụ hàng hải xây dựng các tiêu chí mới về chủ tàu và tàu biển có nguy cơ cao lưu giữ PSC, phù hợp với hệ thống kiểm tra tàu mới của Tokyo - MOU; hằng tháng thông báo danh sách các công ty và tàu có nguy cơ cao cho các cảng vụ hàng hải, chi cục đăng kiểm và chủ tàu; công bố danh sách tàu bị lưu giữ và khiếm khuyết trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Đặc biệt, các bên liên quan đã giám sát khắc phục các khiếm khuyết về an toàn, an ninh, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trước khi tàu rời cảng Việt Nam đi quốc tế; thu hồi giấy chứng nhận hoạt động tuyến quốc tế của tàu đến khi khắc phục thỏa mãn các quy định; tổng kiểm tra, đánh giá chặt chẽ các tàu bị lưu giữ PSC... để có các biện pháp xử lý cần thiết.

- Việc đứng vững trong “Danh sách trắng” đem lại lợi ích gì cho ngành Vận tải biển Việt Nam nói chung và doanh nghiệp vận tải biển nói riêng?

- Việc đứng vững ở “Danh sách trắng” không chỉ mang lại uy tín cho đội tàu biển trên thương trường quốc tế mà còn đặc biệt hữu ích cho doanh nghiệp, vì khi bị xếp vào “Danh sách đen” đồng nghĩa tàu biển bị lưu ý kiểm tra nhiều hơn và khả năng bị giữ cũng cao hơn; khi bị lưu giữ sẽ phải hủy lịch, ảnh hưởng đến kế hoạch vận chuyển, chủ tàu có nguy cơ bị chủ hàng phạt nặng, tăng chi phí neo đậu...

Hai năm qua, khi đội tàu biển của chúng ta được xếp ở “Danh sách trắng”, tàu của các doanh nghiệp Việt Nam được các hãng vận tải quốc tế nhìn nhận an toàn hơn, ít bị các cảng kiểm tra hơn, uy tín được nâng cao hơn và có nhiều cơ hội trúng thầu vận chuyển hàng hơn, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển.

Một số công ty vận tải biển cho biết, đội tàu quốc gia thoát khỏi “Danh sách đen” giúp doanh nghiệp không bị chậm chuyến, chậm thời gian giao hàng và không bị đối xử phân biệt khi đàm phán hợp đồng, tăng thêm sức cạnh tranh với tàu nước ngoài.

- Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao uy tín ngành Hàng hải

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.