Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp

Ban Bạn đọc| 27/04/2015 07:09

Năm 2014, tôi thế chấp căn nhà đang ở để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng việc làm ăn không được thuận lợi, bây giờ tôi có thể cho thuê lại căn nhà đã mang thế chấp để bảo đảm việc trả lãi ngân hàng? Hoàng Thùy Linh (Quận Cầu Giấy)

Năm 2014, tôi thế chấp căn nhà đang ở để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng việc làm ăn không được thuận lợi, bây giờ tôi có thể cho thuê lại căn nhà đã mang thế chấp để bảo đảm việc trả lãi ngân hàng?
Hoàng Thùy Linh (Quận Cầu Giấy)

Trả lời:

Theo Điều 349 Luật Dân sự 2005 thì bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:
1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận;
2. Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;
6. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Điều 23 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định chi tiết hơn về cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp:

1. Trong trường hợp bên thế chấp cho thuê hoặc cho mượn tài sản thế chấp mà không thông báo cho bên thuê hoặc bên mượn về việc tài sản đang được dùng để thế chấp theo quy định tại Khoản 5 Điều 349 Bộ luật Dân sự và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thuê hoặc bên mượn.

2. Hợp đồng cho thuê, cho mượn tài sản đang thế chấp chấm dứt khi tài sản thế chấp bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ. Bên thuê, bên mượn phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý, trừ trường hợp bên nhận thế chấp và bên thuê, bên mượn có thỏa thuận khác.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.