Theo dõi Báo Hànộimới trên

Từng bước xã hội hóa

Bình Nguyên| 17/02/2017 07:06

(HNM) - Mấy năm nay, gần như đã thành

điều hòa "lịm" hẳn là một cực hình đối với các vận động viên. Cổ động viên cũng trong tình cảnh ngột ngạt, mướt mát mồ hôi...

Còn tại Sân vận động (SVĐ) Hàng Đẫy - "thánh địa" của bóng đá Hà Nội - cơ sở vật chất nhếch nhác đến mức sau khi xuất hiện sụt lún, đứt gãy ở điểm nối giữa các khu vực trên khán đài A, B, Ban quản lý phải có biển báo “Khu vực nguy hiểm cấm ngồi”...

Câu chuyện dường như có mẫu số chung nêu trên nói lên một thực tế là chất lượng cơ sở vật chất ở cả hai nơi "rất có vấn đề", nhất là so với yêu cầu thể thao chuyên nghiệp nói riêng và sự nghiệp phát triển thể thao Thủ đô cũng như nhu cầu tập luyện của người dân nói chung. Chính vì thế, rất đáng mừng khi tối 20-12-2016, trong Gala tôn vinh lần thứ ba giành chức vô địch quốc gia và kỷ niệm 10 năm thành lập CLB Bóng đá Hà Nội T&T, UBND TP Hà Nội quyết định bàn giao cho CLB quản lý SVĐ Hàng Đẫy.

Đây là một sự kiện có tính bước ngoặt đối với Hà Nội T&T nói riêng, công tác quản lý cơ sở vật chất thể thao Hà Nội nói chung. Việc xã hội hóa hoạt động thể dục - thể thao đã được triển khai một cách sâu rộng, không chỉ trong vấn đề huy động kinh phí, nguồn lực đầu tư mà cả trong quản lý hạ tầng, cơ sở vật chất. Từ đây, những bất cập chậm được khắc phục - là nguyên nhân dẫn đến cảnh nhếch nhác ở SVĐ Hàng Đẫy cũng như ở Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức - sẽ từng bước được tháo gỡ một cách hiệu quả.

Trong những năm qua, thể dục, thể thao Thủ đô liên tục phát triển, khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, là đơn vị chủ lực của thể thao thành tích cao Việt Nam tại các đấu trường khu vực và quốc tế. Cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt động thể dục, thể thao được tăng cường. Xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục, thể thao được chú trọng. Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP Hà Nội đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ rất rõ ràng, đó là: Phát huy vị trí dẫn đầu cả nước của thể thao Hà Nội và cùng cả nước, đưa nền thể thao Việt Nam vào nhóm nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á; nâng cấp, xây mới một số khu liên hợp, trung tâm thể thao, cơ sở thể dục thể thao trọng điểm, đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, thi đấu và tổ chức các giải đấu trong nước, quốc tế; tăng cường quản lý, phát huy hiệu quả các công trình thể thao, các trung tâm thể dục thể thao ở các quận, huyện, thị xã...

Giao doanh nghiệp, CLB quản lý cơ sở thể dục - thể thao là hướng đi đúng và trúng. Hướng đi này cần được nhân rộng, không chỉ với việc quản lý SVĐ Hàng Đẫy. Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ, sau khi "giao", cơ quan chức năng có cơ chế "quản", bảo đảm cơ sở vật chất đã bàn giao không bị sử dụng sai mục đích.
Có câu thành ngữ giới thể thao hay dùng - "Của Caesar trả lại cho Caesar!" - mà ở góc độ nào đó có thể ứng dụng trong công tác quản lý cơ sở hạ tầng, vật chất: Tất yếu và từng bước phải xã hội hóa công tác quản lý. Chỉ khi đó, những bất cập, tồn tại mới được tháo gỡ và hệ thống cơ sở vật chất thể dục, thể thao mới phát huy được hết công năng, hiệu quả, qua đó góp phần quan trọng cho mục tiêu xây dựng nền thể dục, thể thao tiên tiến, nâng cao thể chất người Hà Nội cũng như thể thao cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Từng bước xã hội hóa

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.