Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thu hẹp khoảng cách phát triển

Chí Kiên| 06/04/2018 06:44

(HNM) - Gần 2 năm trước, một kế hoạch đầu tư quan trọng được UBND TP Hà Nội thông qua (Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 15-7-2016) nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương và thành phố, nhắm tới mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của khu vực “miền núi Thủ đô”.


Những kết quả đột phá trên cho thấy, các chủ trương, chính sách của trung ương và thành phố về công tác dân tộc đã đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả rõ nét ở Hà Nội. Trong đó, phải kể đến những cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, phù hợp với bối cảnh của Thủ đô, điển hình là Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015” của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Điểm nhấn của các chủ trương, chính sách là chú trọng tạo ra “cần câu”, hướng đến sinh kế bền vững cho người dân. Cụ thể là hạ tầng giao thông được kết nối đồng bộ, thuận tiện; điện đã phủ kín đến các bản làng xa xôi; nhiều mô hình kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương được tập trung phát triển như trồng rừng, trồng rau an toàn, nuôi trồng thủy sản, du lịch… Nhờ vậy, nhiều gia đình thoát nghèo, nhiều lao động có việc làm ổn định ngay trên mảnh đất quê hương.

Không những vậy, sự trợ giúp kịp thời của các tập thể, cá nhân thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái” đã được triển khai đến những vùng khó khăn nhất. Các quận hỗ trợ các xã ở miền núi xây dựng nông thôn mới; xây dựng nhà văn hóa; tặng bò sinh sản cho các hộ nghèo…, qua đó góp phần giúp đồng bào nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những việc làm nêu trên đã, đang hướng đến mục đích ý nghĩa: Không để ai bị bỏ lại phía sau! Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc trên địa bàn, qua đó nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào dân tộc miền núi. Các cấp, ngành và địa phương của Hà Nội đã và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả hơn Nghị quyết số 24-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc và đặc biệt là Kế hoạch số 138/KH-UBND của UBND thành phố về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô giai đoạn 2016-2020, với tâm thế chủ động, tích cực từ đội ngũ cán bộ đến từng người dân, tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại.

Đồng thời tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá để ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi; quan tâm hơn tới những vấn đề sát sườn với đồng bào dân tộc như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tất nhiên, các địa phương cũng cần chủ động thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực dân tộc miền núi gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Qua đó tận dụng được nguồn lực tổng hợp để phát triển, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Với ý chí vượt khó, đoàn kết của đồng bào dân tộc thiểu số cùng sự định hướng chính sách và hỗ trợ kịp thời của các cấp, ngành và địa phương cùng những kết quả đã đạt được, tin tưởng rằng trong thời gian tới khu vực miền núi sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, khoảng cách phát triển so với vùng đô thị sẽ sớm được thu hẹp, khỏa lấp. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thu hẹp khoảng cách phát triển

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.