Theo dõi Báo Hànộimới trên

Không thể bỏ qua việc kiểm soát đường huyết trong dịp Tết

Trúc Linh| 21/01/2013 07:14

(HNM) - Dịp lễ tết, các gia đình đều chuẩn bị những món ăn ngon để thưởng thức, nhưng điều này lại đem đến một thử thách cho người bị bệnh đái tháo đường...

Bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình phát biểu tại hội nghị.


Nguyên nhân là trong dịp Tết, người ta thường sử dụng nhiều nhóm thực phẩm giàu chất bột đường và mỡ không tốt cho sức khỏe như kẹo mứt, các loại bánh ngọt, kết hợp cùng mỡ động vật trong các món thịt kho, rán, nướng… có hương vị hấp dẫn khiến người bệnh ĐTĐ dễ có cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, những món ăn này thường được dùng liên tục trong nhiều ngày nên hay được nêm nhiều muối để góp phần tăng thời gian bảo quản. Chế độ dinh dưỡng trên sẽ gây ra khó khăn rất lớn cho người ĐTĐ trong việc quản lý và kiểm soát đường huyết, dẫn đến các biến chứng cấp và mãn tính như đột quỵ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hay các biến chứng về thận.


Để khắc phục nguy cơ xảy ra biến chứng của người ĐTĐ, BS.CKII Trần Thị Bích Thủy, Bệnh viện Triều An (TP Hồ Chí Minh) tư vấn: "Người bệnh cần kết hợp điều trị thuốc, vận động hằng ngày và vấn đề then chốt là một chế độ dinh dưỡng hợp lý".

Theo BS Trần Thị Bích Thủy, trong khẩu phần ăn hằng ngày, năng lượng nên được cung cấp 55-60% từ chất bột đường, 15-20% từ chất đạm, 25-30% từ chất béo, chú ý đến chất xơ, rau quả để giúp tiêu hóa tốt và hạn chế rượu, bia, muối. 

Trong hai tháng đầu năm 2013, nhãn hàng Glucerna (Abbott Hoa Kỳ) (Dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ và tiền ĐTĐ) kết hợp với Hội Dinh dưỡng Việt Nam đã liên tục tổ chức các sự kiện dành cho bệnh nhân ĐTĐ và tiền ĐTĐ trên khắp các tỉnh, thành để tư vấn, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc về quản lý và kiểm soát ĐTĐ, đặc biệt là việc làm sao xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong dịp Tết năm nay.
Ngoài ra, người ĐTĐ nên lựa chọn chất bột đường có chỉ số đường huyết thấp, ăn trái cây tươi hơn là nước ép vì có nhiều chất xơ; hạn chế thức ăn có đường hấp thu nhanh như kẹo, mứt, trái cây khô…; tránh dùng các chất béo "xấu" như mỡ bão hòa và transfat có trong các loại thịt nhiều mỡ, thịt "đỏ", da, lòng, thức ăn chiên xào nhiều lần, các loại thực phẩm chế biến sẵn... vì làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu. Họ cũng nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm, cá… và bổ sung thêm các chất béo "tốt" như: Omega 3, MUFA giúp ổn định huyết áp, cải thiện cấu trúc mạch vành…; đồng thời chú ý sử dụng 50% là đạm thực vật, hạn chế chất đạm khi đã có triệu chứng suy thận… Người bị ĐTĐ nên ăn ít muối để tránh nguy cơ tăng huyết áp, giảm được liều thuốc hạ áp, làm chậm quá trình dày cơ tim, ngăn ngừa tạo sỏi thận và mất chất xương.


Dựa vào các nguyên tắc kể trên, ThS.BS.Diệp Thị Thanh Bình - Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, chia sẻ một thực đơn Tết với dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý dành cho người ĐTĐ như sau: 6-7 giờ dùng một ly sữa Glucerna Triple Care 1 (237ml); 11-12 giờ ăn một bát cơm gạt ngang cùng 100 gram thịt gà luộc, rau bí xào tỏi, canh cải bắp cà chua và 100 gram bưởi; 16-17 giờ ăn lưng bát cơm với canh mướp đắng nhồi thịt, xà lách trộn dầu giấm và một quả chuối nhỏ; 20 giờ uống một ly 200ml sữa đậu nành không đường.

Dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng động có lợi cho tất cả mọi người. Nhưng đối với người bệnh ĐTĐ, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là một trong những biện pháp giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Do đó, không chỉ trong dịp Tết mà người ĐTĐ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý lâu dài để bảo đảm sức khỏe ổn định.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Không thể bỏ qua việc kiểm soát đường huyết trong dịp Tết

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.