Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phòng ngừa bệnh gút khi trời lạnh

Bác sĩ Hồng Hoa| 22/12/2014 07:29

Tôi đã bị gút được hơn 3 năm nay. Mỗi khi đến mùa đông, tình trạng bệnh nặng hơn khiến cơ thể luôn cảm thấy đau nhức, tê cứng, khó vận động. Chính vì vậy, những ngày lạnh gần như tôi không thể duy trì chế độ vận động, luyện tập thể dục như mọi khi. Vậy xin hỏi bác sĩ, việc không luyện tập thể dục có ảnh hưởng gì lớn đến tình trạng bệnh?

Tôi đã bị gút được hơn 3 năm nay. Mỗi khi đến mùa đông, tình trạng bệnh nặng hơn khiến cơ thể luôn cảm thấy đau nhức, tê cứng, khó vận động. Chính vì vậy, những ngày lạnh gần như tôi không thể duy trì chế độ vận động, luyện tập thể dục như mọi khi. Vậy xin hỏi bác sĩ, việc không luyện tập thể dục có ảnh hưởng gì lớn đến tình trạng bệnh?
Thành Đông (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội)



Trong những ngày trời lạnh, số lượng bệnh nhân bị gút và các bệnh về xương khớp nhập viện cũng gia tăng. Nguyên nhân là do khi trời rét khiến các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn, dẫn đến các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Thêm vào đó là do sự lắng đọng của các axit uric vào các khớp đó gây sưng và đau. Tuy nhiên, khi trời lạnh, mọi người cũng ít vận động khiến các khớp càng xơ cứng hơn. Do vậy, cho dù trời lạnh, các bệnh nhân bị gút hoặc mắc các bệnh xương khớp khác vẫn nên duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng trong nhà cùng với việc giữ ấm cơ thể. Khi ra đường, bệnh nhân gút nên giữ ấm toàn thân, đi găng tay, tất chân, đội mũ, quàng khăn ấm, bảo đảm chân tay không bị lạnh. Buổi tối, người bệnh có thể ngâm chân vào nước muối ấm hoặc sử dụng túi chườm để chân tay được ấm hơn. Đối với người bệnh gút cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, tuyệt đối không bê vác nặng. Ngoài ra, đối với người bị gút hoặc các bệnh xương khớp cần có chế độ ăn hợp lý, bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng tránh ăn nhiều chất đạm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phòng ngừa bệnh gút khi trời lạnh

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.