Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tàn phế vì tổn thương xương dưới sụn

Theo Tú Linh/Vnexpress| 28/10/2015 08:23

Đến khi đôi chân mất dần khả năng đi lại, phải nhờ đến nạng thì ông Nguyễn Văn Khác, sinh năm 1965 ở Ứng Hòa, Hà Nội mới chịu đi khám và phát hiện bị tổn thương xương dưới sụn.


Đã 5 tháng nay kể từ khi phát hiện bị thoái hoá khớp, đặc biệt là tổn thương nặng sụn khớp và xương dưới sụn, cũng là lúc ông Khác làm bạn với chiếc nạng và coi khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Bạch Mai là nhà.


Ông Khác điều trị tại Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai


Sau vụ thu hoạch lúa ông bắt đầu có dấu hiệu buồn nôn, đau mỏi chân tay nhưng chủ quan nghĩ là bình thường. Đến khi đau quá, ông mới quyết định đi khám tại Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai và bị chỉ định nhập viện luôn để theo dõi. "Các bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm loét dạ dày do đã tự ý sử dụng quá nhiều các thuốc điều trị đau xương khớp các loại, hiện nay khớp của tôi đã thoái hoá nặng, tổn thương sụn và xương dưới sụn rất nghiêm trọng nên phải nằm điều trị từ tháng 5 cho đến nay”, ông cho biết thêm.

Mỗi lần nhấc chân lên với ông Khác như một cực hình. Ngày còn mới phát hiện ra bệnh, mỗi bước ông đi của ông đều phải có người dìu bên cạnh. Để đỡ đần gánh nặng cho người thân, ông sắm cho mình chiếc nạng khung 4 chân phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày. Những giờ sảnh trước khoa vắng bệnh nhân ông lại lững thững tập đi hy vọng rèn luyện thêm sức khỏe và đôi chân được đi lại như xưa.

“Tôi lên đây nằm viện kéo theo cả bà nhà tôi lên chăm sóc. Mỗi ngày ở viện là mỗi ngày tôi sống trong lo lắng, lòng dạ như lửa đốt. Phần vì sốt ruột việc đồng áng, con cái ở nhà phần lo hơn khi mỗi ngày đôi chân càng teo dần, mất dần khả năng đi lại. Bản thân tôi là trụ cột gia đình nhưng giờ triền miên ở viện không biết cuộc sống của cả gia đình sẽ xoay sở ra sao. Tôi chỉ mong thời gian điều trị tới kết quả sức khỏe sẽ tiến triển. Chân tay đau đớn như hiện tại sẽ là gánh nặng cho cả bản thân tôi và gia đình”, ông Khác chia sẻ.

Khắc phục tổn thương xương dưới sụn thế nào?


Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan - Giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai, từ quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học trong vận động hàng ngày, sụn khớp bị hư tổn, mất dần chức năng vốn có là hỗ trợ hai đầu xương cử động dễ dàng và bảo vệ phần xương dưới sụn. Lúc này, xương dưới sụn cũng bắt đầu có những phản ứng bất lợi khi phải đứng ra “gồng gánh” các lực đè lên khớp, làm thay đổi các đường viền, hình dạng và cấu trúc xương dưới sụn,tạo các vùng xương rỗng, vùng xương dày - xơ xen kẽ, dẫn đến tạo thành gai xương. Nếu không điều trị theo đúng phương pháp và kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm đến khả năng đi lại cho người bệnh.

Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E Hà Nội cũng cho rằng về mức độ nguy hiểm thì tổn thương xương dưới sụn sẽ khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Các biến chứng theo đó cũng đến sớm hơn. Thế nhưng, các các biểu hiện nhức xương khớp do thoái hóa đang bị nhầm lẫn với đau nhức do sinh hoạt, vì thế người bệnh thường bỏ qua hoặc tự chữa trị không đúng cách làm lu mờ triệu chứng bệnh. Đến khi phát hiện thì sụn và xương dưới sụn đã tổn thương nặng khiến khả năng hồi phục thấp, thậm chí tàn phế vĩnh viễn.

Bên trái là hình ảnh khớp thoái hoá, bên phải là khớp khoẻ mạnh khi sử dụng Peptan - dưỡng chất sinh học có trong Jex Max giúp bảo vệ, phục hồi xương dưới sụn và sụn khớp, tránh nguy cơ tàn phế khớp.


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sau tuổi 50, khoảng10% nam giới và 18% nữ giới có vấn đề về xương khớp. Dự báo của tổ chức này đến năm 2050, thoái hóa khớp sẽ tấn công 130 triệu người trên toàn thế giới và 34% trong số đó nguy cơ tàn phế. Tỷ lệ này có thể là 33% ở người bệnh thoái hóa khớp. Đặc biệt, thoái hóa khớp gây hạn chế vận động nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường lần lượt là 49% và 47%. Nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm nỗ lực lý giải cơ chế bệnh sinh cũng như tìm những phương pháp can thiệp, điều trị hiệu quả vào quá trình thoái hóa này. Thế giới cũng đã tìm ra những giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà mới đây nhất là Peptan, dưỡng chất sinh học giúp bảo vệ và hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở sụn khớp và xương dưới sụn.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tàn phế vì tổn thương xương dưới sụn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.