Theo dõi Báo Hànộimới trên

Để có thêm nhiều “Hoàng Xuân Vinh”!

Mai Hoa| 01/12/2016 06:43

(HNM) - Đại hội Liên đoàn Bắn súng Việt Nam (BSVN) nhiệm kỳ 2016-2020 sẽ được tổ chức vào ngày 4-12 tại Hà Nội. Sau kỳ tích của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở đấu trường Olympic, câu hỏi lớn nhất tại kỳ đại hội này là cần và nên làm gì để có thêm được nhiều


-Nhiệm vụ hàng đầu của Liên đoàn là giúp VĐV nâng cao thành tích. Điểm nhấn đặc biệt nhất nhiệm kỳ qua chính là việc Liên đoàn hỗ trợ BSVN có được thành tích tuyệt vời ở đấu trường thế giới với 1 HCV, 1 HCB Olympic Rio 2016 của Hoàng Xuân Vinh. Bắn súng là môn đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, và cái khó về kinh phí không thể giải quyết một sớm một chiều. Điều quan trọng là chúng ta đã lựa cách đi đúng, chọn cách đầu tư trọng điểm. Bên cạnh đầu tư từ ngân sách, nỗ lực của Liên đoàn trong việc huy động nguồn lực xã hội hóa, kết hợp với địa phương trong đào tạo trẻ là rất đáng ghi nhận.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh muốn có huy chương vàng Olympic thứ 2.



- Trong thời gian tới, Liên đoàn sẽ khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất thế nào, thưa bà?

- Trong môn bắn súng, phương tiện và trang bị có thể đóng góp vào thành công của VĐV tới 60%. Hoàng Xuân Vinh đi tập huấn nước ngoài, thi đấu quốc tế rất nhiều mới có được kết quả tuyệt vời như vậy. Để khắc phục khó khăn, cần tìm kiếm thêm các nguồn lực từ xã hội. Chúng tôi đang cân nhắc nhiều phương án, trong đó có việc tham mưu để huy động các doanh nghiệp đầu tư, mở được trường bắn súng hơi trước, theo mô hình hiện đại của Singapore chẳng hạn. Còn thực tế, trường bắn đạn nổ, trường bắn 50m rất đắt, chưa phù hợp khả năng hiện tại của chúng ta.

- Sau kỳ tích của Hoàng Xuân Vinh, trọng trách của bắn súng với vai trò là chủ lực của thể thao Việt Nam ở các kỳ thi đấu quốc tế sẽ ngày càng lớn?

- Áp lực là rất lớn với cả bộ môn, Liên đoàn, các nhà cầm quân và các xạ thủ. Bởi từ nay đến 2020, BSVN sẽ phải "lĩnh ấn tiên phong" ở Olympic Tokyo 2020, ASIAD 18-2018, SEA Games 2017, 2019 và bên cạnh đó là trách nhiệm chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 31 năm 2021 tại Việt Nam.

- Bà có thể chia sẻ về mô hình tương đối ưu việt trên thế giới về phát triển môn bắn súng?

- Đơn cử như mô hình ở Hàn Quốc - nơi rất thành công với môn bắn súng. Hàn Quốc xã hội hóa môn này rất tốt với mô hình quản lý, nuôi dưỡng VĐV giao cho các thành phố; các thành phố sẽ giao cho một số nhà doanh nghiệp lớn đầu tư, mỗi doanh nghiệp có thể phụ trách từ 5 đến 15 VĐV. Tất cả các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc nuôi dưỡng VĐV và hỗ trợ thêm cho các VĐV khi lên đội tuyển quốc gia, còn Nhà nước chỉ chu cấp cho đội tuyển. Như vậy, Nhà nước giảm được gánh nặng kinh phí, mà doanh nghiệp cũng thể hiện được trách nhiệm xã hội.

- Như vậy, để có thêm "nhiều Hoàng Xuân Vinh", theo bà, BSVN cần phải có sự hỗ trợ thế nào?

- Thứ nhất, không thể không có sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư cơ sở vật chất, bởi đầu tư kém thì lực lượng yếu. Thứ hai, để giảm gánh nặng trên vai Nhà nước, cần mở rộng các hình thức phát triển phong trào, trong đó, vai trò của Liên đoàn rất quan trọng. Thứ ba, khi có phong trào tốt, chúng ta cần phải tuyển chọn và nuôi dưỡng các tài năng với sự kết hợp của cả TƯ, địa phương và doanh nghiệp. Điều quan trọng là chúng ta phải xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể nhằm tạo cơ chế tốt nhất cả trong đầu tư và quản lý. Cũng cần hỗ trợ thêm về chế độ chính sách với VĐV để họ có thể an tâm tập luyện.

- Trân trọng cảm ơn bà!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Để có thêm nhiều “Hoàng Xuân Vinh”!

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.