Theo dõi Báo Hànộimới trên

Vì sao càng lên cao không khí càng loãng?

10/11/2013 05:47

Chắc các bạn nhỏ đã xem phim ảnh về các vận động viên leo núi trèo lên các đỉnh núi cao rồi nhỉ? Họ mặc quần áo rất dày, đội mũ phòng gió tuyết và đeo kính bảo hộ, lưng đeo bình ôxy, dò dẫm từng bước khó nhọc, vất vả biết bao.



Tại sao vậy? Thì ra không khí trên cao loãng, thiếu ôxy. Chưa nói tới leo núi, ngay cả ngồi trên đó cũng còn phải há to miệng mà hớp khí nữa cơ.

Ai cũng biết rằng không khí là thứ không trông thấy, không sờ được, nhưng nó là một loại vật chất do nhiều chất khí hợp thành. Nó cũng chịu sức hút của Trái đất. Do không khí là chất nén được, không khí tầng cao đè lên trên không khí tầng thấp, do đó không khí tầng thấp bị nén rất lớn và mật độ không khí ở đây rất lớn. Còn ở nơi càng cao thì lực nén càng nhỏ và mật độ không khí cũng nhỏ hơn. Mà độ lớn của mật độ chính là một cách gọi khác chỉ mức độ dày đặc hay loãng của không khí. Cho nên, cách mặt đất càng cao thì không khí càng loãng đi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vì sao càng lên cao không khí càng loãng?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.