Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hội thảo tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ

H.Đ| 12/09/2014 17:17

(HNMO) – Là một tập đoàn điện tử lớn toàn cầu, ước tính, cứ mỗi 30 phút có tới 23.000 điện thoại di động, 3.000 ti vi nhãn hiệu Samsung được bán ra trên toàn thế giới.

Tại buổi hội thảo lần này, đại diện từ tập đoàn Samsung sẽ trực tiếp tham gia trao đổi, tìm hiểu và lắng nghe các doanh nghiệp trình bày về nguyện vọng và khả năng của mình nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác. Tiêu chí của Samsung là luôn chào đón các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, nếu như các doanh nghiệp đáp ứng được 3 tiêu chí: Chất lượng - Thời gian vận chuyển - Giá cả.

Là một tập đoàn điện tử lớn toàn cầu, ước tính, cứ mỗi 30 phút có tới 23.000 điện thoại di động, 3.000 ti vi nhãn hiệu Samsung được bán ra trên toàn thế giới. Ở Hàn Quốc, các sản phẩm của Samsung chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Tại Việt Nam, năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23.9 tỷ đô la Mỹ, chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đã lần đầu tiên trở thành một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh. Cùng với nhà máy Samsung Thái Nguyên mới đi vào hoạt động, Việt Nam thực sự trở thành cứ điểm sản xuất của tập đoàn Samsung trên toàn cầu. Chính vì điều đó, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của Samsung tại Việt Nam.

Cùng với viêc trở thành trung tâm đầu não về sản xuất, Việt Nam trong tương lai gần cũng sẽ trở thành cứ điểm chính trong công tác Nghiên cứu & Phát triển (R&D) của Samsung. Hiện tại, Samsung đã đưa vào hoạt động một Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (SVMC) tại Hà Nội với gần 1.200 nhân viên. Theo chiến lược kinh doanh toàn cầu, hiện nay Samsung đang cân nhắc để mở rộng và đầu tư thêm vào trung tâm này.

Theo Giáo sư, TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), câu chuyện cần bàn hiện nay là bằng cách nào để từ SAMSUNG người Việt Nam học hỏi được bí quyết công nghệ, nhằm nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước - một mục tiêu quan trọng đối với thu hút FDI. Làm sao để người lao động Việt Nam trong các nhà máy, trung tâm R&D của SAMSUNG học được kỹ năng tay nghề, trình độ quản lý, nghiên cứu sáng tạo ở môi trường công nghệ cao để hình thành đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế hiện đại theo hướng phát triển bền vững?

Với mong muốn gắn kết lâu dài và bền vững với Việt Nam, Samsung là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tiên chính thức chung tay cùng chính phủ Việt Nam tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm hỗ trợ thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.