Theo dõi Báo Hànộimới trên

Đẩy nhanh việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

HNM| 12/04/2017 07:12

(HNM) - Chỉ đạo này được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (BCĐ) nêu tại cuộc họp về công tác sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vừa diễn ra.

Theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, ngày 28-12-2016, của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước, giai đoạn 2017-2020 cả nước sẽ thực hiện cổ phần hóa 137 DNNN.

Tính tới quý I-2017, cả nước đã cổ phần hóa 8 DNNN và 1 đơn vị sự nghiệp, công bố giá trị doanh nghiệp nhưng chưa phê duyệt phương án cổ phần hóa 41 DN và đang tiến hành xác định giá trị của 108 DN, giải thể được 1 DN thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam và phê duyệt giá trị cho 1 DN để cổ phần hóa. Về thoái vốn nhà nước, đến hết ngày 25-3, cả nước đã bán phần vốn nhà nước có giá trị sổ sách 71,8 tỷ đồng tại 10 DN không cần nắm giữ và thu về 72,8 tỷ đồng, trong đó có 6 DN phải thoái vốn dưới mệnh giá.

Đánh giá kết quả này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng tính tới nay đã có 96,5% số DNNN cổ phần hóa nhưng tổng số vốn cổ phần hóa chỉ có 8%, đồng nghĩa với việc chưa thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn tư nhân tham gia các lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ. Theo Phó Thủ tướng, số lượng DN cần cổ phần hóa tuy không nhiều, nhưng tỷ trọng vốn nhà nước trong số này rất lớn.

Đơn cử, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang thực hiện thủ tục cổ phần hóa các tổng công ty phát điện, hay năm nay cổ phần hóa Tập đoàn Cao su... Đây đều là những doanh nghiệp lớn mà Kiểm toán Nhà nước phải kiểm toán lại kết quả định giá giá trị doanh nghiệp để tránh thất thoát vốn, tài sản nhà nước. "Không cần cổ phần hóa thật nhiều, nhưng phải bảo đảm vốn nhà nước được bán, thoái tốt và giá thu về cao hơn" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Đẩy nhanh việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.