Theo dõi Báo Hànộimới trên

Những điểm nổi bật của tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Theo Tiến Dũng/Infonet| 01/02/2016 10:37

Kết hợp thi tuyển với xét tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập, đối với lớp 10 học chương trình THPT tại các trung tâm GDTX, căn cứ vào điểm xét tuyển để tuyển sinh: ĐXT= Điểm THCS + Điểm thi (đã tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm.

Năm học 2015-2016, toàn Thành phố Hà Nội dự kiến có 81.500 học sinh xét tốt nghiệp THCS, số lượng học sinh tuyển sinh vào lớp hệ THPT, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp năm học 2016-2017 như sau: Tuyển vào hệ THPT có 62.500 học sinh. Trong đó các trường công lập tuyển 53.000 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển sinh 14.500 học sinh.


Tuyển vào Trung tâm GDTX 8.150 học sinh. Trong đó hệ GDTX 6.500 học sinh, hệ THPT 1.550 học sinh. Tuyển vào các trường TCCN 6.850 học sinh. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên.

Phương thức tuyển sinh: Thực hiện chương trình “ Kết hợp thi tuyển với xét tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập, đối với lớp 10 học chương trình THPT tại các trung tâm GDTX, căn cứ vào điểm xét tuyển để tuyển sinh: ĐXT= Điểm THCS + Điểm thi (đã tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm.

Tổ chức tuyển sinh: Xét tuyển( căn cứ vào điểm THCS và điểm cộng thêm. Căn cứ theo kết quả rèn luyện và học tập của học sinh ở cấp THCS để xác định điểm THCS. Căn cứ vào điểm ưu tiên, khuyến khích của học sinh để xác định điểm cộng, hoàn thành chương trình giáo dục THCS hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Thi tuyển: Tổ chức một kỳ thi chung vào lớp cho tất cả các trường THPT.

Môn thi: Hai môn Ngữ văn và Toán, đó là hình thức dự thi tự luận, đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã, toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Cho phép học sinh có thể thay đổi khu vực tuyển sinh, học sinh muốn thay đổi khu vực tuyển sinh phải có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh.

Các trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây được tuyển học sinh vào lớp 10 không chuyên trên toàn thành phố (không phân biệt khu vực tuyển sinh). Các trường THPT ngoài công lập và các lớp học chương trình THPT tại các trung tâm GDTX được tuyển học sinh vào lớp 10 không phân biệt khu vực tuyển sinh

Đăng ký nguyện vọng dự tuyển: Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào các lớp chuyên của các trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây. Ngoài ra học sinh có thể nộp đơn dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập hoặc học chương trình THPT tại các trung tâm GDTX.

Phân ban: Học sinh được học một trong ba ban: Ban khoa học tự nhiên, Ban khoa học xã hội và nhân văn, Ban cơ bản. Việc sắp xếp học sinh đã trúng tuyển vào các ban trong trường được thực hiện đúng theo Quy chế của Bộ GD& ĐT

Chuyển trường: Học sinh đã trúng tuyển vào trường THPT công lập phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần phải chuyển trường, phải được giám đốc sở GD& ĐT cho phép mới được chuyển trường.

Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây

Phương thức tuyển sinh: Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ. Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những HS đã qua sơ tuyển ở vòng

Tổ chức tuyển sinh: Vòng 1: Sơ tuyển căn cứ vào các tiêu chí được đánh giá bằng điểm số như sau: Kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương toàn quốc, khu vực một số nước, quốc tế: Điểm cho mỗi giải được tính như sau: Giải nhất được 5,0 điểm, giải nhì 4,0 điểm, giải ban, 3,0 điểm, giải khuyến khích 2,0 điểm. Kết quả học lực 4 năm cấp THCS: mỗi năm xếp loại học lực giỏi được 3,0 điểm, loại khá được 2,0 điểm. Điểm sơ tuyển = điểm thi HS giỏi, tài năng + điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + điểm kết quả tốt nghiệp THCS.

Vòng 2: Thi tuyển: Môn thi gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (tính hệ số 1) và môn chuyên( hệ số 2), trong đó hai môn Ngữ văn, Toán thi cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên. Đề thi: Đề thi được áp dụng hình thức tự luận, riêng môn Ngoại ngữ (thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ) được áp dụng kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm để đánh giá các kỹ năng nghe, đọc, viết.

Nội dung: Đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Ngày thi: Ngày 08/06/2016: Buổi sáng thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán (cùng với kỳ thi vào lớp 10 không chuyên)

Ngày 09/06/2016: Buổi sáng thi môn Ngoại ngữ. Buổi chiều các môn chuyên Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật ( là môn thi thay thế để vào các lớp chuyên ngoại ngữ khác). Ngày 10/6/2016: Buổi sáng thi các môn chuyên Vật lí, Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Tiếng Anh.

Điều kiện dự tuyển: Học sinh hoặc bố mẹ có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm của các lớp cấp THCS khá trở lên. Xếp loại tốt nghiệp THCS khá trở lên. Học sinh các tỉnh phía bắc từ Thanh Hóa trở ra có kết quả học tập năm học lớp 9 xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên trường THPT Chu Văn An.

Đăng ký nguyện vọng: Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của hai trong bốn trường: THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.

Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các môn chuyên khác nhau của hai trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau. Tuyển sinh bổ sung vào lớp chuyên và chuyển trường đối với học sinh các trường chuyên.

Tuyển sinh vào lớp chuyên: Hàng năm, trường chuyên có thể tổ chức thi tuyển bổ sung vào các lớp chuyên. Sở GD&ĐT quyết định việc tuyển bổ sung vào các lớp chuyên, quy định đối tượng, điều kiện dự tuyển bổ sung và tổ chức thực hiện việc tuyển bổ sung vào lớp chuyên.

Chuyển học sinh chuyên sang trường khác: Nếu trường chuyên đi và trường chuyên đến đã tiến hành tuyển sinh bằng kỳ thi chung (chung đề thi, sử dụng đúng một hướng dẫn chấm thi) thì điều kiện chuyển trường của học sinh chuyển là phải đạt đủ tiêu chuẩn trúng tuyển sinh chuyên và không thuộc diện phải chuyển ra khỏi lớp chuyên các năm học tương ứng của trường chuyên đi và trường chuyên đến.

Nếu trường chuyên đi và trường chuyên đến không tuyển sinh bằng kỳ thi chung (chung đề thi, sử dụng đúng một hướng dẫn chấm thi) thì học sinh chuyên phải tham dự thi tuyển bổ sung do Sở GD&ĐT tổ chức hoặc ủy quyền cho trường chuyên tổ chức.

Tuyển sinh học sinh chương trình GDTX. Thực hiện tuyển sinh theo phương thức xét tuyển. Tuyển sinh vào trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao Hà Nội. Thực hiện theo Quyết định số 383/QĐ- VHTT&DL ngày 18/5/2009 của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức, quy chế hoạt động của trường phổ thông năng khiếu Thể dục – Thể thao Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những điểm nổi bật của tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.