Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Dòng sông phẳng lặng” - bản anh hùng ca thành phố Huế

TUYETMINH| 22/04/2005 16:36

(HNMĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975 – 30/4/2005, các phim đề tài chiến tranh liên tục được công chiếu  trên sóng các đài Truyền Hình và gây được sự chú ý của khán giả.

Một cảnh trong phim "Dòng sông phẳng lặng".

(HNMĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/197530/4/2005, các phim đề tài chiến tranh liên tục được công chiếutrên sóng các đài Truyền Hình và gây được sự chú ý của khán giả.

Một trong số những phim đó phải kể tới bộ phim mang tên “Dòng sông phẳng lặng”, dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, có thể coi đây là bộ "sử thi" về những người con thành phố Huế. Phim hiện đang được Đài Truyền Hình Việt Nam trình chiếu trên chương trình “Văn nghệ chủ nhật” của VTV3. Tác giả kịch bản: Lưu Nghiệp Quỳnh (dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Nhuận Vỹ). Biên tập: Dương Tiến Anh; Nguyễn Thị Thu Huệ. Đạo diễn: Đỗ Đức Thành; Quay phim: Phạm Quang Minh. Với sự tham gia của các diễn viên Kiều Thanh, Hồng Hải…

Bộ phim truyền hình dài 15 tập này nói về cuộc nổi dậy và tổng tấn công năm Mậu Thân 1968. Về sự kiên cường, bất khuất, hy sinh âm thầm lặng của những chiến sĩ biệt động thành phố Huế nằm bên dòng sông Hương.

Cuộc nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, một trong những trận đánh quyết định dẫn đến sự tan rã tinh thần Mỹ và góp phần không nhỏ vào sự thành công của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, đã được các nhà làm phim tái hiện một cách sinh động lại trong phim “Dòng sông phẳng lặng”. Bối cảnh phim chủ yếu là cảnh ven đô và ngoại thành Huế, xoay quanh nhân vật trung tâm là các chiến sĩ biệt động thành như Cúc, Phi Hùng, Hồng, Hạnh (mẹ của Cúc)… Nội dung phim là cuộc chiến cân não giữa ta và địch, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, cuối cùng chiến thắng đã đến với người dân Việt Nam kiên trung, bất khuất.

Bộ phim được thực hiện trong bối cảnh hiện tại nên các nhà làm phim đã gặp không ít khó khăn khi thực hiện như: dàn diễn viên tham gia có tuổi đời bình quân khá trẻ, những thế hệ còn chưa hiểu hết sự khốc liệt của thời chiến. Ngay cả chính đạo diễn Đỗ Đức Thành cũng sinh đúng vào năm Mậu Thân (1968) đó. Vì vậy, những hiểu biết về cuộc chiến khốc liệt còn rất hạn chế. Để khắc phục điều này, chính đạo diễn trẻ Đỗ Đức Thành đã phải xem tới 200 phút phim tư liệu, hàng chục cuốn phim của các nước làm về chiến tranh ở Việt Nam, sưu tập hàng ngàn bức ảnh chiến tranh ở Huế…Từ đó để tìm ra những phục trang, đạo cụ cần thiết.

Ngoài ra, do bối cảnh tại Huế đã thay đổi nên các nhà làm phim đã phải sơn tường, làm rêu, dựng lại các hàng rào dây thép gai, bao cát, công sự. hầu hết những cảnh đẹp, lăng tẩm, cung điện đều được đưa vào trong phim. Một số các cảnh quay phải dàn dựng phim trường như: một vạt đồi đang được khai hoang đã được tưới xăng đốt cháy rụi tạo bối cảnh thời chiến, hay cảnh chiến đấu được các nhà làm phim chọn dãy nhà kho sắp đập để làm…Ngoài ra, đạo diễn cũng sử dụng nhiều kỹ xảo điện ảnh để nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh. Vì vậy, khi xem phim, khán giả được thưởng thức những cảnh quay như thật, những đường đạn bắn đan xen nhau, những chiếc trực thăng tối tân của Mỹ hay cảnh xe tăng rầm rầm chạy trên đường phố Huế, hình ảnh sinh động như bạn đang xem phim tài liệu về chiến tranh…tất cả những hình ảnh đó đều được đạo diễn thực hiện bằng đồ hoạ vi tính.

Bộ phim được làm nhanh một cách “thần tốc”, phim được chính thức khởi quay từ 21/11/2004 nhưng chỉ sau 2 tháng thực hiện, đoàn làm phim đã đóng máy để kịp tiến độ trình chiếu vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng thành phố Huế 21/03 và Kỷ niệm 30/4/2005.

T.M

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Dòng sông phẳng lặng” - bản anh hùng ca thành phố Huế

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.