Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ngao ngán hội thảo

Người Lái Đò| 09/09/2012 07:27

(HNM) - Gần đây, nhắc tới các hội thảo, rồi hội thảo khoa học của các ngành văn hóa nghệ thuật, không ít người ngao ngán. Giới chuyên nghiên cứu cho rằng, nếu tình hình không có gì mới, không có hiện tượng cụ thể, cứ hội thảo thì nhất định sẽ thu được một đống bài viết thường được xếp vào loại

Quanh đi, quẩn lại chừng đó gương mặt, chừng đó con người của một chuyên ngành hẹp. Nhà nghiên cứu thì hầu hết đã đứng tuổi, "ngại" tham gia vào các sự kiện thường xuyên của giới, ý kiến đều đứng trên góc độ lý luận từ hàng bao thập niên trước, thiếu độ cập nhật. Những nghiên cứu viên ít tuổi hơn lại chưa đủ độ chín để chinh phục diễn đàn. Các văn nghệ sĩ thì chú ý nhiều tới khâu sáng tác, ít dành sự quan tâm tới các vấn đề chung của hoạt động ngành… Vậy là, hằng năm các hội thảo vẫn diễn ra đều đều, nhưng ở đó, người lên diễn đàn thường đọc tham luận (đôi khi tham luận từ hội thảo trước nay được mang ra tút tát lại đôi chỗ cho... có vẻ cập nhật), người ngồi dưới tụ hội, lâu ngày gặp nhau, sôi nổi không kém diễn đàn. Cái nếp đọc tham luận dài dòng, khó hiểu, không toát lên quan điểm của mình đối với chủ đề hội thảo khiến người nghe mệt mỏi, chán nản, nói gì đến phản biện, trao đổi. Có BTC cũng muốn thay đổi nếp này, nhưng khó lắm thay, vì người đăng đàn thường "quen viết dài, khó nói ngắn"… Đó là chưa kể tới việc hầu hết giải pháp đưa ra cũng rất chung chung, nặng phần "kêu gọi" sự đầu tư của Nhà nước.

Một thứ công thức tái diễn đều đặn, gây ra sự lãng phí rất lớn về tiền bạc, công sức của nhiều người. Còn tính khoa học của hội thảo thì cứ đi đâu không rõ!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngao ngán hội thảo

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.