Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nên có lộ trình và xử lý nghiêm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y

Thu Hằng| 20/02/2013 06:58

(HNM) - Dự thảo Nghị định của Chính phủ về

Bà Bùi Thị Thuận (phường Mai Động, Hoàng Mai): Cần xử lý nghiêm hành vi thả rông chó

Điểm 2, Điều 5 (Mục 1, Chương 2) của dự thảo quy định mức phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với hành vi thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị theo tôi là hợp lý, có tác dụng răn đe. Tuy nhiên, để thực hiện được, các cơ quan chức năng phải làm tốt công tác rà soát, thống kê số hộ nuôi chó trên địa bàn. Đặc biệt, khi xảy ra vi phạm cần xử lý triệt để, không được nể nang.

Bà Kiều Thị Mai (phường Phương Mai, quận Đống Đa): Phải có lộ trình thực hiện

Theo dự thảo, tới đây sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành, nội thị. Tôi và không ít người dân ủng hộ quy định này, bởi nếu cứ nuôi gia súc, gia cầm ngay trong khu dân cư thì không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn là nguyên nhân gây nên không ít dịch bệnh cho cộng đồng. Triển khai các quy định trên là rất cần thiết nhưng theo tôi, các cơ quan chức năng nên có lộ trình cụ thể. Trước mắt, việc cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm nên thực hiện điểm ở các thành phố lớn, sau đó mới áp dụng ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Dự thảo cũng quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vứt bỏ xác động vật bị mắc bệnh hoặc bị chết vì bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ra môi trường, làm lây lan dịch bệnh. Việc này theo tôi rất khó thực hiện, bởi hầu hết đều vứt trộm, xử lý sẽ gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Định (thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai): Cần có chính sách hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm

Hiện nay, tại thị trấn nơi tôi ở, số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn khá đông, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Từ đó, không ít hộ thoát nghèo, làm giàu. Nay nếu cấm triệt để việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành, nội thị thì sẽ đồng nghĩa với việc nhiều người không có công ăn việc làm. Để quy định đi vào cuộc sống. Nhà nước cần nghiên cứu, sớm có chính sách hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ dạy nghề... đối với những lao động đang chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay; đồng thời, giúp các hộ chuyển đổi nghề mới, bảo đảm có nguồn thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung để đưa toàn bộ các hộ có nhu cầu chăn nuôi ra ngoài khu dân cư nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh.

Bà Nguyễn Thị Bích (phường Quang Trung, Hà Đông): Quan trọng là ý thức người dân

Tôi hoàn toàn đồng ý với chủ trương của Chính phủ về việc sẽ ban hành một nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi. Để quy định đi vào cuộc sống, các cấp chính quyền và cơ quan chức năng phải làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ các nội dung của nghị định và tự giác chấp hành thì mới có hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nên có lộ trình và xử lý nghiêm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.