Theo dõi Báo Hànộimới trên

Dự thảo Luật Việc làm: Còn nhiều tranh cãi

Kim Vũ - Bảo Khanh| 21/03/2013 07:18

(HNM) - Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) hiện có gần 40 triệu lao động (LĐ)


Ngày 7-3 vừa qua, Dự thảo Luật Việc làm vừa được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền trình Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tiến hành thẩm tra. Đây là dự thảo luật từng bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội gác lại và Chính phủ xin rút ra khỏi chương trình xây dựng luật cuối năm 2012 của Quốc hội vì nhiều nội dung chưa thuyết phục.

Mở rộng đối tượng được tham gia bảo hiểm việc làm là đòi hỏi bức thiết hiện nay.
Ảnh: Trọng Hải



Theo Dự thảo Luật Việc làm, đối tượng được hưởng loại hình BHVL này là những người có nguy cơ bị sa thải cần chuyển sang làm công việc mới do doanh nghiệp (DN) thay đổi công nghệ hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới. Nguyên tắc tham gia BHVL của người lao động (NLĐ) là NLĐ đóng 1% tiền lương, tiền công tháng, người sử dụng lao động đóng 1,5% và ngân sách nhà nước hỗ trợ 1% cho NLĐ. NLĐ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp 60% mức tiền lương, trợ cấp tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. BHVL mở rộng hỗ trợ với lao động đang làm việc và các DN để duy trì sự ổn định, phát triển cho doanh nghiệp và duy trì việc làm cho NLĐ; đồng thời hạn chế, phòng ngừa thất nghiệp. Dự thảo nhằm hướng tới bắt buộc mọi NLĐ, chủ sử dụng lao động và kể cả NLĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hình thức DN Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài đều phải tham gia. Về cơ bản, BHVL không phải là bảo hiểm thất nghiệp. Và nếu Luật Việc làm được thông qua thì sẽ tách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ra khỏi BHXH.

Lý giải nguyên nhân bổ sung quy định BHVL vào Dự thảo Luật Việc làm, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần hỗ trợ đáng kể cho NLĐ, song mới chỉ áp dụng đối với NLĐ được ký hợp đồng LĐ từ 12 tháng trở lên, do đó sự ra đời của BHVL là cần thiết nhằm bảo đảm việc làm bền vững cho NLĐ cũng như duy trì sản xuất bền vững cho các DN. Theo đánh giá của các chuyên gia lao động, Dự thảo Luật Việc làm có nhiều điểm mới bảo đảm quyền lợi cho NLĐ. Đáng chú ý, dự thảo này đã bổ sung quy định về BHVL với chức năng hỗ trợ NLĐ đã bị thất nghiệp; hỗ trợ cho lao động đang làm việc và các DN để duy trì sự ổn định, phát triển cho doanh nghiệp và duy trì việc làm cho NLĐ.

Bảo hiểm việc làm được khá nhiều người quan tâm và kỳ vọng, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, việc tách BHTN ra khỏi BHXH sẽ gây khó khăn cho DN khi đóng BHXH một nơi, BHVL một nơi thay vì chỉ đóng thêm 1% BHTN như hiện nay. Ông Hồ Xuân Dũng, Phó phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công (Sở LĐ-TB&XH TP Hồ Chí Minh), cho rằng: "Trong khi xu hướng thế giới là tích hợp các dịch vụ, phúc lợi xã hội thành một thẻ thì nước ta lại tăng thêm cho NLĐ một sổ BHVL khi đã có sổ BHXH. Ví dụ ở Pháp, các chế độ an sinh xã hội từ hỗ trợ tiền nhà, con cái đi học đến BHXH, BHTN, BHYT được hệ thống hóa, vừa thuận tiện cho NLĐ vừa giúp quản lý hiệu quả, kiểm soát được sự gian lận trong khai báo tiền lương từ NLĐ".

Thực tế cho thấy, hiện nhu cầu giải quyết BHTN rất lớn. Thống kê của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, từ đầu năm đến nay đơn vị này đã tiếp nhận khoảng 3.000 hồ sơ xin việc và trên 2.000 NLĐ đến đăng ký BHTN. Trong số hồ sơ đến đăng ký BHTN thì lao động làm việc ở các công ty TNHH chiếm tỷ lệ đăng ký cao nhất (58,4%), tiếp đến là công ty cổ phần (21,5%). Không riêng ở Hà Nội, tại TP Hồ Chí Minh số người đến đăng ký BHTN cũng tăng đột biến, khoảng 5.000 người. Năm 2013, dự báo lượng người thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng ước đạt 150.000 người. Song điều đáng nói, số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp luôn tỷ lệ nghịch với số người được hỗ trợ học nghề. Tình trạng lợi dụng BHTN để trục lợi vẫn xảy ra. Song, tại cuộc họp lấy ý kiến cho Dự thảo Luật Việc làm mới đây, đa số ý kiến cũng cho rằng: BHTN vẫn được xem là "giá đỡ" cho NLĐ, do đó chỉ nên điều chỉnh lại những quy định chưa phù hợp để chính sách này thực sự tạo việc làm bền vững cho NLĐ, không nên tăng thêm thủ tục vừa gây rắc rối và thêm gánh nặng cho DN.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dự thảo Luật Việc làm: Còn nhiều tranh cãi

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.