Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nghị định 145/2013/NĐ-CP: Bộc lộ nhiều bất cập

Thúy - Hằng| 14/11/2013 07:12

(HNM) - Nghị định 145/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29-10-2013 (gọi tắt là Nghị định 145) sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 16-12-2013 quy định về việc tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua,

Điều 22 của nghị định có nhiều quy định mang tính tiểu tiết. Điển hình như: "Không đặt nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài" (điểm d, khoản 2); "khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau" (điểm g, khoản 2); "lễ đài được thiết kế vững chắc" (điểm b, khoản 3). Theo tôi, không cần quy định cụ thể như vậy vì tùy tính chất, sự kiện, ban tổ chức sẽ có giải pháp phù hợp không nên quá quan trọng hóa việc xếp chỗ ngồi hay thiết kế lễ đài như điều khoản đã nêu.

Ông Vũ Ngọc Thắng, doanh nghiệp tư nhân (xã Trung Văn, huyện Từ Liêm):Cần để doanh nghiệp tự quyết định cách thức tổ chức phù hợp

Trước đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin về việc nhiều đơn vị phô trương, hình thức, lãng phí khi mỗi khách đến dự hội nghị, lễ hội… đều được tặng hoa, nơ cài ngực. Nghị định đã có cách xử lý triệt để "bệnh" hình thức này bằng quy định "không dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực" (khoản 3, Điều 23). Song việc áp quy định này đối với mọi đối tượng, mọi doanh nghiệp là quá cứng nhắc vì với nhiều doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn nước ngoài, việc đeo phù hiệu, cài nơ hay hoa còn là cách thể hiện vị thế, tầm của doanh nghiệp và đây cũng có thể là một cách để doanh nghiệp quảng bá, khẳng định thương hiệu. Theo tôi, quy định này chỉ nên áp dụng với những đơn vị hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước, còn các loại hình doanh nghiệp khác hãy để họ tự điều tiết thì hợp lý hơn.

Ông Nguyễn Thế Viễn, đại diện doanh nghiệp xây dựng huyện Quốc Oai:Bất hợp lý nếu "cấm" doanh nghiệp tư nhân tặng quà, chiêu đãi

Mặc dù Nghị định 145 mới được công bố nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân rất băn khoăn khi quy định một số điều bất hợp lý. Cụ thể, tại khoản 2, Điều 24 ghi rõ "không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 nghị định này". Điều này quá bất hợp lý, bởi lẽ, đã là doanh nghiệp chúng tôi có quyền được quảng bá sản phẩm của mình và mong muốn được nhiều người biết đến hoạt động của doanh nghiệp, quy định như vậy chẳng khác nào "trói chân" doanh nghiệp. Theo tôi, nghị định chỉ nên áp dụng với cơ quan nhà nước (sử dụng ngân sách nhà nước), còn đối với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nên áp dụng điều này.

Bà Kiều Thanh Lan, phường Phương Mai, quận Đống Đa:Đơn vị vi phạm nghị định sẽ bị xử lý thế nào?

Việc quy định cụ thể đã giúp các đơn vị thực hiện bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả... Tuy nhiên, điều người dân quan tâm nhất là phần điều khoản thi hành. Ở đây, Chính phủ mới chỉ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước trong công tác tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng...; Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài..., mà chưa thấy đề cập đến hình thức xử lý đối với những đơn vị vi phạm nghị định. Theo tôi, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên có thông tư hướng dẫn và chế tài xử lý cụ thể những đơn vị vi phạm nghị định này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghị định 145/2013/NĐ-CP: Bộc lộ nhiều bất cập

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.