Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Phải biết người dân cần gì để chăm lo

Hiền Thu| 18/09/2019 19:57

(HNMO) – Chiều 18-9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.

Theo tờ trình phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nước ta có 53 dân tộc thiểu số với 3,04 triệu hộ, 13,38 triệu người, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới. Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước.

Tuy nhiên, hiện nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Từ tình hình đó, rất cần thiết phải xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Phát biểu ý kiến, các đại biểu tán thành với sự cần thiết xây dựng đề án. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu cụ thể của đề án đặt ra quá lớn, sẽ khó khả thi. Tiêu biểu như: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng ít nhất 2,5 lần so với năm 2020; trên 90% đường giao thông ở thôn, bản được cứng hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 8%; trên 95% người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15 đến hết tuổi lao động biết chữ… Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho rằng: Mục tiêu cụ thể nên đi từ nhỏ đến lớn, phải biết người dân cần gì để chăm lo từng bước một.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đề án có mục tiêu lớn, song chưa thể hiện được định mức, đối tượng, danh mục đầu tư mà lại đưa tổng vốn thực hiện tối thiểu 335.421,367 tỷ đồng là chưa hợp lý, nên có sự so sánh với các giai đoạn trước đây thì mới biết được tới đây cần thực hiện những nội dung gì, thực hiện ra sao cho khả thi. 

Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, 10 nhiệm vụ, giải pháp trong dự thảo cần điều chỉnh, bổ sung, đặc biệt là giải pháp về trách nhiệm vẫn còn chung chung. Các đại biểu cũng khẳng định, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là việc phải thực hiện kiên trì, cần huy động mọi nguồn lực, gắn với phát triển bền vững, bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền biên giới quốc gia…

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đề án có mục tiêu lớn, song chưa thể hiện được định mức, đối tượng, danh mục đầu tư mà lại đưa tổng vốn thực hiện tối thiểu là: 335.421,367 tỷ đồng là chưa hợp lý. “Cần phải có sự so sánh với các giai đoạn trước đây thì mới biết được tới đây cần thực hiện những nội dung gì, thực hiện ra sao cho khả thi”, đồng chí nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng: 10 nhiệm vụ, giải pháp trong dự thảo cũng cần hoàn thiện thêm, đặc biệt là giải pháp về trách nhiệm vẫn còn chung chung. Các đại biểu cũng khẳng định, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là việc cần thực hiện kiên trì, cần huy động mọi nguồn lực, gắn với phát triển bền vững, gắn với an ninh – quốc phòng, chủ quyền biên giới quốc gia…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Phải biết người dân cần gì để chăm lo

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.