Theo dõi Báo Hànộimới trên

Xử lý thủy ngân rơi vãi

Hiếu Nhung| 19/12/2014 06:19

(HNM) - Có một dụng cụ quen thuộc trong gia đình là nhiệt kế thủy ngân. Tuy nhiên, dụng cụ này rất dễ nứt vỡ, gây rơi vãi thủy ngân ra bên ngoài. Thủy ngân là một kim loại, còn gọi là Mercury, một chất rất độc với cơ thể con người, vì vậy cần lưu ý cách xử lý.

Thủy ngân rất dễ tan trong không khí tạo thành khí độc Mercury, nhiệt độ càng cao, thủy ngân càng bốc hơi nhanh, nên bạn cần đóng cửa, tránh gió lùa và giảm nhiệt độ trong phòng. Thủy ngân còn gây độc qua tiếp xúc trực tiếp với da nên khi xử lý hãy đeo găng tay. Cần hót các hạt thủy ngân bằng giấy mỏng một cách nhẹ nhàng, tránh để chúng phân chia thành những hạt nhỏ hơn nữa, cho vào hộp kín. Nếu giọt thủy ngân quá nhỏ, có thể dùng giấy, khăn ướt lau nhẹ. Để hạn chế hơi độc từ thủy ngân, bạn có thể dùng bột lưu huỳnh (diêm sinh) rắc vào nơi rơi vãi thủy ngân, dùng chổi quét đi quét lại nhiều lần để thu gom cả bột lưu huỳnh và thủy ngân. Cách làm này dựa trên nguyên lý: Lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân kim loại tạo thành thủy ngân sunfua (HgS) không bay hơi. Ngoài lưu huỳnh, bạn có thể xử lý tương tự với lòng đỏ trứng. Thủy ngân đã thu gom bắt buộc phải được đựng riêng, có dán nhãn lưu ý để được phân loại rác, tuyệt đối không để chung vào rác thải sinh hoạt hay đổ xuống hệ thống nước thải công cộng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Sau khi xử lý thủy ngân xong, hãy mở cửa làm thông thoáng khu vực bị nhiễm độc, lau dọn khu vực này bằng xà phòng. Quần áo bị dính thủy ngân cần được ngâm, giặt trong nước lạnh khoảng 1 giờ, rồi ngâm tiếp bằng nước nóng 70-80 độ C, xả bằng nước lạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xử lý thủy ngân rơi vãi

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.