Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nhà đầu tư cá nhân đau đầu vì “tìm rổ bỏ trứng”

Tiến khoa| 29/06/2018 15:21

Trong bối cảnh thị trường có nhiều giải pháp đầu tư khác nhau, nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn lúng túng khi lựa chọn “rổ” (kênh đầu tư) nào để “bỏ trứng” nhằm gia tăng tài sản hiệu quả và linh hoạt.

Khó khăn chọn “rổ” bỏ trứng


Ngoài phần tiền tiết kiệm thêm hàng năm, gia đình anh Đ.N (ngụ ở Gò Vấp) còn chọn cách rót tiền vào những mã cổ phiếu tốt trên thị trường chứng khoán. Năm ngoái, nhờ “chọn” đúng dòng cổ phiếu ngân hàng, đồng thời thị trường chứng khoán tăng trưởng lên mức kỉ lục trong 10 năm qua, gia đình anh đã có được lợi nhuận đáng kể.

Nhưng từ tháng 3 trở lại đây, thị trường chứng khoán diễn biến bất thường, có những phiên giảm mạnh. Giá trị các khoản đầu tư của gia đình anh đã giảm đáng kể, khiến anh đau đầu nhìn số tiền đầu tư lần lượt “bốc hơi”. Trước đó, vào hồi đầu năm, anh cũng đã mất một khoản đầu tư vào tiền mã hóa khi giá trị của những đồng tiền này giảm mạnh trên thị trường quốc tế.

Trong vài năm gần đây, sau thời kỳ lãi suất bị đẩy lên mức cao để chống lạm phát, lãi suất tiết kiệm được duy trì ở mức thấp và ổn định (quanh mức 6,4%-7,2%/ năm, theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia). Vì vậy, giống như gia đình anh Đ.N, ngày càng có nhiều người dân chọn cách bỏ tiền vào nhiều kênh đầu tư khác, bao gồm bất động sản hay vàng và cả các kênh mới gần đây như tiền mã hóa.

Đây được xem như một cách bảo vệ tài sản trước biến động của nền kinh tế cũng như mang lại kỳ vọng về mức sinh lời hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, khi các kênh đầu tư này biến động mạnh với nhiều yếu tố khó lường, các nhà đầu tư cá nhân sẽ là những người chịu thiệt hại đầu tiên.

Các nhà đầu tư cá nhân không chuyên gặp nhiều khó khăn khi “chọn rổ bỏ trứng”.


Đó là vì các nhà đầu tư cá nhân thường không có nhiều kiến thức chuyên sâu, thông tin đầu tư cũng như không có đủ thời gian để theo dõi hết những khoản đầu tư của mình. Thêm nữa, do khó tự kiểm chứng thông tin, nếu không cẩn thận, nhà đầu tư cá nhân có thể rơi vào tình trạng mua đỉnh bán đáy, dẫn đến thua lỗ.

Nhà đầu tư cá nhân cũng còn nhiều hạn chế trong việc quản trị rủi ro. Đó có thể là yếu tố tâm lý khiến nhà đầu tư chần chừ trong việc cắt lỗ, hoặc vì “tham lam” nên chốt lời sai thời điểm.

Trong khi đó, nếu chọn cách đồng hành cùng những quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân có thể “tận dụng” đội ngũ các chuyên gia đầu tư chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm sẵn có và quy trình kiểm soát rủi ro chặt chẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực thị trường chứng khoán và bất động sản, để giúp giảm thiểu rủi ro tối đa cho những lựa chọn đầu tư của mình.

Có thể thấy, đầu tư cá nhân là chuyện phải làm để tích lũy thêm tài sản, nhưng “bỏ trứng vào rổ” nào là chuyện khó cân nhắc.

Tìm “rổ" phù hợp

Đi cùng với nhu cầu và sự phát triển của thị trường, các cá nhân ngày nay có thêm nhiều công cụ đầu tư và nhiều lựa chọn “rổ” đầu tư hơn. Một số công cụ đầu tư mới của thị trường chứng khoán có thể kể đến, như quyền chọn1, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán2.

Những quỹ đầu tư được giới thiệu từ các công ty chứng khoán hoặc các tổ chức tín dụng cũng là kênh đầu tư mà khách hàng có thể “chọn mặt gửi vàng” vì có thể giúp bổ sung những thiếu sót trong đầu tư cá nhân.

Tuy nhiên, một số kênh này hiện lại bị giới hạn vì sự cứng nhắc của chính nó. Chẳng hạn, các quỹ đầu tư cổ phiếu thì chỉ đầu tư vào mỗi cổ phiếu mà thôi, thị trường đi lên lợi nhuận sẽ có, nhưng thị trường đi xuống thì rủi ro sẽ nhiều hơn.

Để phân tán rủi ro, nhà đầu tư cần chọn nhiều “rổ” để “bỏ trứng”. Ngày nay, các quỹ đầu tư thông qua sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư cung cấp nhiều “rổ” với các loại “trứng” khác nhau, giúp khách hàng chủ động chọn lựa “rổ” phù hợp để phân tán rủi ro.

Đầu tư qua kênh bảo hiểm đang dần trở thành cách “bỏ trứng vào rổ” được nhiều người lựa chọn.


Thực tế, các sản phẩm bảo hiểm có yếu tố đầu tư, điển hình như dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị có kết quả đầu tư tăng trưởng tốt trong vài năm trở lại đây.

Theo Báo cáo thường niên của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị Quỹ Prulink của Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam (Prudential) phát hành cuối quý I-2018, giá trị tài sản của các quỹ PRUlink tính đến ngày 31-12-2017 tăng trưởng khả quan như quỹ PRUlink Cổ phiếu (với tỷ trọng là 89,6% cổ phiếu) tăng trưởng lên đến 56,6%, thấp hơn một chút là Quỹ PRUlink Tăng trưởng (với tỷ trọng đầu tư 65,4% cổ phiếu, 23,3% trái phiếu và còn lại là tiền mặt) với con số 42,0%, đều cao hơn mức bình quân chung của thị trường.

Còn xét về dài hạn, tỷ suất lợi nhuận ròng tích lũy trong giai đoạn 2013-2017 của quỹ PRUlink Cổ phiếu là 202,4%.

Quỹ PRULink là các quỹ đầu tư thuộc dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị của Prudential, được quản lý bởi EastSpring Investments (thành lập năm 2005 và đang quản lý 2,76 tỷ USD tính đến 31-12-2017 tại thị trường Việt Nam).

Các quỹ đầu tư thuộc sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư như quỹ PRUlink là một xu hướng lựa chọn mới phù hợp với nhu cầu đầu tư của thị trường, với những lợi thế như số tiền đầu tư cũng không cần phải lớn, có thể linh hoạt thay đổi số tiền giữa các quỹ.

Ngoài ra, cá nhân có thể chọn quỹ đầu tư thiên về cổ phiếu nếu muốn lợi nhuận cao (ngược lại rủi ro nhiều hơn) hoặc chọn trái phiếu nếu muốn an toàn.

Khắc phục những nhược điểm của đầu tư cá nhân không chuyên, đồng thời bảo vệ tài chính trong trường hợp rủi ro xảy ra, có thể thấy, đầu tư qua kênh bảo hiểm đang dần trở thành trào lưu mới và là cách “bỏ trứng vào rổ” mà nhiều nhà đầu tư không chuyên nên lựa chọn.

PRU-Đầu tư Linh hoạt là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư mới của Prudential, giúp khách hàng chủ động ứng phó trước những thay đổi trong cuộc sống đồng thời nắm bắt cơ hội gia tăng tài sản hiệu quả. PRU-Đầu tư Linh hoạt mang đến những quyền lợi hấp dẫn: Cơ hội đầu tư và gia tăng tài sản với 6 quỹ PRUlink; Bảo vệ tài chính gia đình với 100% số tiền bảo hiểm và toàn bộ kết quả đầu tư (*); Chủ động quyết định kế hoạch bảo vệ và đầu tư theo từng giai đoạn trong cuộc sống. 

Tham gia PRU-Đầu tư Linh hoạt, khách hàng có cơ hội nhận được quà tặng trị giá 3%-5% phí bảo hiểm cơ bản (PBHCB) nếu PBHCB quy năm từ 50 triệu đồng trở lên (*). Ngoài ra, khách hàng có cơ hội nhận thêm những khoản thưởng như thưởng duy trì hợp đồng trên tài khoản cơ bản và tài khoản đầu tư thêm.

(*) Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: 
https://www.prudential.com.vn/vi/our-products/product/pru-dau-tu-linh-hoat/
Chú giải tham khảo:

(1) Điểm b, khoản 1, điều 3, Nghị định 42/2015/NĐ-CP: Quyền chọn là chứng khoán phái sinh, trong đó xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán thực hiện một trong các giao dịch sau:

- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc

- Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.

(2) Khoản 15, điều 2, thông tư 11/2016/TT-BTC: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau:

- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc

- Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được ấn định trước trong tương lai.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhà đầu tư cá nhân đau đầu vì “tìm rổ bỏ trứng”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.