Theo dõi Báo Hànộimới trên

CÓ MỘT THƯ DƯƠNG ANH HÙNG NHƯ THẾ

MINHBAC| 18/08/2009 23:24

(HNMO) - Một làng quê ở phía đông huyện Thường Tín - Hà Nội, ít ai có thể hiểu bởi cách đây hơn nửa thế kỷ qua là điểm nóng mà giặc Pháp và tay sai hòng phá hoại, muốn xây dựng vùng tề, vùng trắng Việt Minh nhưng không thực hiện được ý đồ. Và điều đó khiến cả làng đã bị đốt cháy, nhiều người con của quê hương đã bị giết hại…

(HNMO) - Một làng quê ở phía đông huyện Thường Tín - Hà Nội, ít ai có thể hiểu bởi cách đây hơn nửa thế kỷ qua là điểm nóng mà giặc Pháp và tay sai hòng phá hoại, muốn xây dựng vùng tề, vùng trắng Việt Minh nhưng không thực hiện được ý đồ. Và điều đó khiến cả làng đã bị đốt cháy, nhiều người con của quê hương đã bị giết hại…

Có dịp trở lại vùng quê này vào một ngày nóng nực, cuối tháng 7, không khỏi xúc động khi được trò chuyện cùng các lão ông, lão bà - những người một thời chống chọi với chiến tranh. Cụ Vũ Duy Canh - Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi của làng kể lại: “Trước đây Thư Dương thuộc xã Quang Khải; năm 1954 được ra làm 3 xã: Thư Phú, Chương Dương, Tự Nhiên. Cho tới nay, Thư Dương thuộc xã Thư Phú. Từ 1945-1954, Thư Dương là cơ sở cách mạng vững chắc, đội quân du kích vào loại mạnh của huyện Thường Tín. Lòng dân kiên định không lập tề, chỉ điểm, không đi phu, đi lính, không làm tay sai cho giặc, chính vì vậy mà bọn giặc coi Thư Dương như “cái gai trong mắt” mà chúng cần phải nhổ. Một số tên phản động muốn người dân bỏ đạo Phật đi theo đạo Thiên chúa giáo. Chúng đã làm 30 mâm cỗ để mời dân ăn, hứa xây dựng một nhà thờ to đẹp hơn. Đây là một âm mưu thâm độc biến Thư Dương thành một địa chỉ tôn giáo mới, ép buộc dân làm tay sai cho chúng, biến Thư Dương làm bàn đạp để khống chế phong trào cách mạng cho cả miền đông huyện, ngăn chặn sự chi viện kháng chiến từ Khoái Châu (Hưng Yên) sang Thường Tín.

Nhân dân trong làng vẫn còn nhớ, người con của quê hương như đồng chí Lê Đài - Bí thư Chi bộ, người đã vạch trần bộ mặt nham hiểm của quan giặc để nhân dân hiểu và kiên quyết không theo chúng, không bỏ đạo Phật. Nhân dân trong làng đã kiên quyết ủng hộ cách mạng, đoàn kết một lòng, giữ bí mật, bảo vệ an toàn cho cán bộ hoạt động.

Cụ Bùi Bá Đản kể lại nỗi đau thương của làng 3 lần bị cháy: Ngày 18/5/1948 - ngày mà nhân dân trong làng chuẩn bị cho cuộc mít tinh kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ. Có tên chỉ điểm nên giặc Pháp biết được kế hoạch tổ chức và biết có cán bộ Việt Minh đang ở làng. Chúng điều động một lực lượng lớn từ 2 bốt là Đông Trạch (Thanh Trì) và bốt chùa Thông. Chúng kéo về vây đánh làng, hòng bắt sống cán bộ Việt Minh., tiêu diệt lực lượng dân quân du kích và phá hủy cuộc mít tinh. Trận đánh đã diễn ra vô cùng ác liệt. Tuy có chuẩn bị và đề phòng từ trước nhưng vì lực lượng địch quá đông trong khi đó số lượng đánh chúng thì mỏng. Chúng đã đốt phá nhà dân, cả làng có 60 nóc nhà thì 57 nóc nhà bị cháy tàn. Đình và chùa là nơi tổ chức các cuộc họp của các đồng chí cán bộ lãnh đạo Miền Đông cũng bị chúng đốt cháy, chúng lấy đi nhiều đồ vật quí hiếm trong đó có một pho tượng bằng đồng đen.

Những chiến sỹ du kích như Đỗ Văn Phụng, Đỗ Văn Dưỡng quyết tâm chiến đấu tiêu diệt được 2 tên địch, làm bị thương 2 tên, vì giặc quá đông, 2 đồng chí đã phải rút xuống hầm, cuối cùng giặc đã hun khói là cho 2 đồng chí bị chết ngạt. Trong trận này còn có 17 người dân vô tội cũng bị chúng giết hại; Ông Đỗ Văn Phẩm, Trịnh Văn Thắng, Lê Văn Đoan, bị chúng cắt tiết rồi quăng xác vào nhà đang cháy khiến 3 ông chết cháy thành than. 25 bộ đội chủ lực bị chúng bắt được mang dìm xuống ao chùa bị chết trương. Anh Phạm Văn Phàn, sau khi chúng bắn chết tại chỗ, chúng đã chặt đầu cắm vào gậy và bêu anh tại chợ Mới ông Già (xã Hồng Vân). Đồng chí Vũ Văn Ngọ bị giặc bắt đêm về bốt Bằng Sở tra tấn dã man nhưng đồng chí kiên quyết không khai báo lời nào. Chúng đã chôn sống đồng chí rồi dùng bừa cho trâu kéo đến nát thịt mới thôi. Nói đến đây, tất cả lặng đi thấy đươc khung cảnh người chết, nhà cháy. Một cái tang lớn của cả làng. Cụ bà Nguyễn Thị Hiểu, tuổi đã cao nhưng vẫn không quên được hai câu thơ trong những bài thơ, bài hát do ông Lê Minh Việt sáng tác:

Hồn cao hơn núi, hơn đèo

Căm thù ta quyết tin theo lời Người

Lần thứ hai, giặc lại đốt cháy làng vào ngày 25/5/1949, lần này với ý chí quyết tâm cao độ nên thiệt hại ít hơn.Ngay buổi chiều hôm đó giặc phải rút về bốt và mang theo 3 tên lính bị thương.

Với kế hoạch của địch là dựng bốt Bảo An làng bên để dòm ngó, các hoạt động trong làng Thư Dương, chúng có thể thắng trong trận thứ 3 này. Không để cho giặc tự do thực hiện ý đồ đen tối, dân quân trong làng đã tổ chức một trung đội đánh nhổ bốtvà diệt đựoc 2 tên lính Bảo An. Tức tối, chúng đã kéo quân về đốt cháy làng lần thứ 3. Lần này chúng đã bắt được một số cán bộ du kích, chúng đánh đập các đồng chí Lê Bào, Vũ Minh. Lê Văn Đắc…

Dưới sự chỉ đạo của Đồng chí Hải Thơ - Phó ban địch vận huyện, đồng chí Trần Đông - cán bộ huyện ủy và đồng chí Lương Đình Tháo xã đội trưởng, du kích làng Thư Dương đã dùng kế chúc rượu cho lính bốt Cẩm Cơ khi chúng về làng Vĩnh Lộc(làng bên cạnh). Chúng uống rượu say, du kích bắt sống 36 tên thu được 36 khẩu súng và một số tên ác ôn khác.

Sự hy sinh về người và của nhưng tinh thần quyết tâm chiến đấu ngoan cường chốnggiặc Pháp, quân và dân làng Thư Dương đã trở thành phong trào cổ vũ cho cuộc kháng chiến không chỉ Miền đông Thường Tín mà còn lan rộng các vùng trong toàn tỉnh Hà Đông. Thời đó đâu đâu cũng vang lên bài hát: Thư Dương làng thôn bé hạt tiêu... với sức chiến đấu bền bỉ, gan dạ trong điều kiện hết sức khó khăn. Những mất mát đau thương, làng đã có 2 người con quê hương liệt sỹ, 35 người dân bị chết, làng bị cháy. Trải qua chiến tranh, ngày nay Thư Dương đoàn kết xây dựng quê hương, đời sống của nhân dân đang thay da đổi thịt. Số hộ nghèo đã giảm năm 2005 là 0,7% đến nay là 0,2%;100% đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, các gia đình có điện thắp sáng, xây dựng lại chùa, nhà trẻ mẫu giáo, con em được đến trường học nhiều gia đình có con trưởng thành như gia đình ông Nguyễn Dư Khương, Bùi Bá Đản… Năm 2002, làng được vinh dự là làng đầu tiên của xã Thư Phú được côngnhận là Làng Văn hóa. Năm 2005, 2008 tiếp tục được UBND tỉnh, huyện công nhận là Làng Văn hóa.

Vớinhững kỳ tích lịch sử trong chiến tranh chống giặc Pháp, người dân Thư Dương ngày nay vẫn luôn đau đáu trong lòngmong muốn được Đảng, nhà nước công nhận là làng Anh hùng. Những tâm sự của các cụ Hội Người Cao tuổi của xã, lớp thế hệ sau như đồng chí Lương Thị Viễn - Bí thư chi bộ, đồng chí Nguyễn chí Kiên – Trưởng Ban văn hóa xã cùng đồng chí Trưởng thôn Vũ Văn Núi.... như thấu hiểu trong lòng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là niềm tự hào cho thế hệ mai sau.

Hà Tuyên

Trường Cao đẳng Truyền hình Thường Tín - Hà Nội
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
CÓ MỘT THƯ DƯƠNG ANH HÙNG NHƯ THẾ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.