Theo dõi Báo Hànộimới trên

Làm thế nào để xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam?

ANHTHU| 06/04/2004 09:55

Việt Nam là nước nhiệt đới, đặc trưng khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong phú của các loại cây trồng. Nước ta cũng đã có nhiều loại nông sản lâu đời nổi tiếng trong Nam, ngoài Bắc. Nhưng nông sản Việt Nam lại ít có thương hiệu hoặc có nhưng chưa mạnh, vì sao?

Việt Nam là nước nhiệt đới, đặc trưng khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong phú của các loại cây trồng. Nước ta cũng đã có nhiều loại nông sản lâu đời nổi tiếng trong Nam, ngoài Bắc. Nhưng nông sản Việt Nam lại ít có thương hiệu hoặc có nhưng chưa mạnh, vì sao?

Chưa bàn đến việc thương hiệu hiện nay vẫn còn là một vấn đề tương đối mới mẻ ở nước ta. Những thủ tục liên quan đến đăng ký, bảo hộ còn thiếu "tính chuyên nghiệp"…Khó khăn trước tiên nằm ngay ở khâu xây dựng thương hiệu. Theo các chuyên gia nông nghiệp, để xây dựng được thương hiệu phải bảo đảm được ba yếu tố "cần" sau:

Thứ nhất, cần có lượng hàng bảo đảm chất lượng, đồng đều. Sản phẩm khi đã được đăng ký phải có cùng chất lượng, không được chia làm nhiều phẩm cấp: tốt, khá, trung bình, kém…Thứ hai, các vùng trồng nông sản cần chủ động được thời gian có hàng, không thể phụ thuộc vào thời vụ mặc dù đây là đặc thù của sản xuất nông nghiệp. Như vậy, ở đây cần có sự tác động của yếu tố khoa học để làm thay đổi đặc tính, chu kỳ sinh trưởng, thu hoạch của cây trồng. Cuối cùng, cơ quan quản lý hoạt động sản xuất nông nghiệp, ở các địa phương là Sở NN&PTNT, các trung tâm khuyến nông, phòng nông nghiệp cấp huyện..cần chủ động quản lý được một cách đồng đều các thông số kỹ thuật của nông sản để đăng ký. Chẳng hạn, nhãn lồng phải có đặc trưng là vỏ vàng màu da bò, mỏng, hạt nhỏ, cùi quả không nhiều nước, giòn, thơm. Quả bưởi Diễn nom nhỏ, đường kính khoảng 15cm, vỏ quả mỏng, tép bưởi trông ướt nhưng giòn, ăn ngọt. Cũng theo các chuyên gia nông nghiệp và kinh nghiem thực tế tại các địa phương đang thực hiện hiện nay, để đạt được những yêu cầu trên, cần xây dựng mô hình qui hoạch cây trồng thành các vùng trồng tập trung. Tại các vùng này, cây trồng phải cùng một chủng loại, cùng giống (hoặc cùng các chi nếu không còn giống gốc). Giống cây cần đồng đều về độ tuổi. Từ đây, việc chăm sóc cây phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình kỹ thuật. Có như vậy, mới bảo đảm chu trình sinh trưởng của cây trồng không có đột biến hoặc dị biến cũng như phát triển không đồng đều. Mà việc này, các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp cần bắt tay ngay vào để hỗ trợ người trồng, trước hết bằng tập huấn kỹ thuật.

Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều địa phương thiếu qui hoạch cụ thể cho cây trồng cần xây dựng thương hiệu. Phần lớn, các hộ gia đình đều canh tác tự phát. Do vậy, cây trong vườn không thuần về giống, không đảm bảo đồng đều về độ tuổi. Việc chăm sóc của người dân cũng chỉ theo cảm tính. Từ đây, nông sản thu hoạch không đáp ứng được các yêu cầu "cần" đã nói ở trên. Trong một buổi làm việc với các cơ quan báo chí, cán bộ Sở NN&PTNT một địa phương còn cho biết: "Kể cả khi đã bảo đảm được về những yêu cầu kỹ thuật thì cái khó vẫn chưa hết. Khả năng xúc tiến thương mại, tiến hành quảng bá, tuyên truyền cho thương hiệu của nông sản của ngành Thương mại tỉnh chưa đáp ứng kịp.

Được tài trợ bởi Cty Cà phê Trung Nguyên

Những điểm yếu dẫn tới vì sao chúng ta chưa có nhiêu thương hiệu cho nông sản, và nếu có thương hiệu đó lại chưa đủ mạnh, đã rõ. Vấn đề còn lại là…tiến hành giải quyết ngay. Ngoài các cơ quan chức năng, điều này cũng phụ thuộc vào một phần quan trọng không nhỏ nơi ý thức, kiến thức người dân - những người trực tiếp trồng trọt, chăm sóc cây trồng và sống bằng nguồn thu nhập từ nông sản do mình làm ra.

Nguyễn Khánh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm thế nào để xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.