Theo dõi Báo Hànộimới trên

Luồng sinh khí mới

THUHANG| 26/07/2003 10:43

Cho tới chiều 23-7, đợt triển lãm “100 năm kiệt tác ảnh Việt Nam” và bán đấu giá ảnh tại Hà Nội đã kết  thúc. 7 bức đã có người mua, trong đó 6 bức bán đúng “giá sàn” - 2 triệu đồng/bức. Chỉ có “Lối về” của Nguyễn Thái Phiên được mua với giá 2,5 triệu.

"Hai số phận" - Giải thưởng lớn ACCU - Nhật Bản (2001) 
Ảnh: Vũ Trung Kiên

Cho tới chiều 23-7, đợt triển lãm “100 năm kiệt tác ảnh Việt Nam” và bán đấu giá ảnh tại Hà Nội đã kếtthúc. 7 bức đã có người mua, trong đó 6 bức bán đúng “giá sàn” - 2 triệu đồng/bức. Chỉ có “Lối về” của Nguyễn Thái Phiên được mua với giá 2,5 triệu. So với ở TP Hồ Chí Minh, nơi mà BTC đã bán 21 bức ảnh và thuđược 63,5 triệu đồng sau 5 ngày triển lãm và bán đấu giá thì sốthu ở Hà Nội ít hơn. Tuy nhiên, nhà tổ chức đã đạt được mục đích đề ra là góp kinh phí cho Quỹ phát triển tài năng nhiếp ảnh trẻ Việt Nam.

Nếu gạt bỏ chuyện tiền nong và thôi không đặt dấu hỏi “100 năm kiệt tác ảnh VN” bày tại 29 Hàng Bài đã thực sự là “kiệt tác” hay chưa, cái được lớn nhất của bộ sưu tập ảnh đợt 1 mangtên “Sống cùng năm tháng” có lẽ đã tạo cho người xem một lối nhìn khác về nghệ thuật nhiếp ảnh. Bởi so với “người anh em mỹ thuật” từ lâu nhộn nhịp bán mua thì nhiếp ảnh ở Việt Nam như vẫn chỉ là thú chơi. Đã có lúc ảnh của các tay máy Việt Nam được người nước ngoài tìm mua với giá cao, nhưng đó thường là ảnh chiến trường. Những bức “trẻ hơn” đã không được săn đón như vậy.

104 tấm ảnh báo Sài Gòn giải phóngmang ra Hà Nội là một tập hợp ảnh giá trị - xét về nội dung, kỹ thuật và phương pháp in phóng trên vải bố tổng hợp vốn còn xa lạ ở Việt Nam. Người ta sẽ nhận xét rằng chúng là tư liệu qúy giá về lịch sử, đất nước, con người Việt Nam nếu được xem qua những Tự thiêu (Nguyễn Văn Thông), Mẹ con ngày gặp mặt(Lâm Hồng Long),O du kích nhỏ (Phan Thoan), Vượt dốc (Lâm Tấn Tài),Nữ dân quân (Nguyễn Đình Ưu), Chiếm căn cứ Đầu Mầu (Đoàn Công Tính), Nguyện cầu (Vũ Văn Cảnh)... Tất cả 104 bức đều đã đoạt giải thưởng quốc tế dù giá trị của từng giải có khác nhau. Số ảnh này không chỉ được trưng bày tại TPHồ Chí Minh, Hà Nội, chúng sẽ ghé qua Đà Lạt, có thể tới Cần Thơ. Và vì vậy có người đã ví đợt triển lãm này như một kỳ “kiểm kê” sức mạnh của nhiếp ảnh Việt Nam. Tại 29 Hàng Bài, nhiều người lần đầu tiên biết tác phẩm Đẩy thuyền ra khơi của cụ Võ An Ninh từng đoạt Giải Ngoại hạng Paris từ năm 1938 - điều chứng tỏ thành công đã đến với nhiếp ảnh Việt Nam từ rất sớm, hay bộ 4 bức Mái tóccủa NSNA Phạm Văn Mùi đã được “trưng bày vĩnh viễn” tại Bảo tàng Mỹ thuật Braxin từ năm 1963.

Ông Nghiêm Minh, Trưởng ban chương trình xã hội báo Sài Gòn giải phóng và là trưởng BTC, khiêm tốn nói rằnglần tổ chức này còn “lơ mơ, lọng ngọng”. 21 bức bán được sau lần trưng bày tại khách sạn Equatorial - 242 Trần Bình Trọng, quận 5 cũng là do người mua “nhiệt tình ủng hộ” chứ ngay lúc này đa số còn bănkhoăn không biết 6,5 triệu đồng cho bức Đẩy thuyền ra khơicủa cụ Võ An Ninh đã đúng với giá trị thực của tác phẩm hay không? Vì tại Hà Nội cũng là “lứa kiệt tác” ấy nhưng không có ai đẩy giá lên tới 3 triệu đồng. Xét điều này trong bối cảnh thẩm định ảnh bấy lâu đã có nhiều tranh luận và thị trường ảnh chưa hình thành đúng nghĩa, thì định giá là công việc khó. Nhưng cũng chính bởi vậy, cuộc đấu giá ảnh mà Sài Gòn giải phóngvừa thực hiện được đánh giá là “thổi luồng sinh khí mới vào thị trường ảnh đang còn tĩnh lặng”.

Không thể chờđợi nhiều ở lần mở đầu nhưng có thể hy vọng vào những lần sau. Với “100 năm kiệt tác ảnh Việt Nam” nghe nói Sài Gòn giải phóng sẽ còn tiếp tục với những mảng chủ đề cụ thể.

Đức Huy

“Hai số phận” - Giải thưởng lớn ACCU - Nhật Bản (2001)ảnh: vũ trung kiên
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Luồng sinh khí mới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.