Theo dõi Báo Hànộimới trên

Dẹp chợ cóc "vây" Bến xe Yên Nghĩa

Ban Bạn đọc| 05/07/2012 07:32

Ngày 15-6-2012, Đường dây nóng Báo Hànộimới có bài viết



Người dân tự bỏ tiền san nền, đổ đá dăm, thu tiền của xe vào bãi buôn bán với giá "vào cửa" 200.000 đồng/xe... Việc hình thành chợ cóc tại đây gây lộn xộn, mất trật tự...". Ngày 26-6-2012, UBND phường Yên Nghĩa (Hà Đông) có Văn bản số 99/UBND-QLĐT, do ông Vũ Đình Trường, Phó Chủ tịch UBND phường ký, phúc đáp như sau:


Khu vực kinh doanh bên ngoài hàng rào, trước Bến xe Yên Nghĩa trên là do Tổ tự quản tại bến xe đã xin ý kiến của lãnh đạo bến xe cho thu dọn, vệ sinh, phát quang cỏ phục vụ một số người dân buôn bán vải thiều có nhu cầu dừng, đỗ ô tô gọn gàng, buôn bán bảo đảm an toàn giao thông. Song, việc làm trên làm ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị. Do vậy qua kiểm tra, UBND phường Yên Nghĩa đã lập biên bản làm việc với ông Đỗ Văn Chuyên thuộc tổ tự quản tại Bến xe Yên Nghĩa, phụ trách công việc này; yêu cầu ông Chuyên cho dừng ngay việc dừng, đỗ xe ô tô bán vải quả tại khu vực trên. Đến nay, các xe tải đã không còn bày bán vải quả ở khu vực bên ngoài hàng rào bến xe.

* Hồ sơ suy tôn liệt sỹ là đúng quy định
Báo Hànộimới nhận được Văn bản số 1064/LĐTBXH-TTr ngày 20-6-2012 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, do Phó Giám đốc Hoàng Thành Thái ký trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Sơn. Nội dung như sau:

Sở LĐ-TB&XH thành phố Hà Nội đã xác minh và ban hành Kết luận số 1867/LĐTBXH-TTr ngày 5-11-2009 với nội dung: Ông Nguyễn Văn Nhật, sinh năm 1927, quê quán phường Dịch Vọng (Cầu Giấy), nhập ngũ ngày 6-6-1946, đơn vị C753, D275, E675, F351, bị thương ngày 14-3-1954 tại đồi Độc Lập, Điện Biên Phủ. Tình trạng thương tật: Vết thương đầu, thỉnh thoảng đau buốt; vết thương tay trái mất tác dụng 8/1. Ngày 24-4-1984, ông Nguyễn Văn Nhật chết do vết thương cũ tái phát, được suy tôn theo quy định tại điểm 1, khoản 1, Thông tư số 03/TBXH ngày 4-3-1983 của Bộ Thương binh và Xã hội hướng dẫn vận dụng giải quyết một số điểm về chính sách đối với thương binh, bệnh binh, quân nhân phục viên, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ.

Không đồng ý với Kết luận 1867/LĐTBXH-TTr, ông Nguyễn Văn Sơn tiếp tục gửi đơn tố cáo đến nhiều cơ quan chức năng. Ngày 25-8-2010, Thanh tra thành phố có Báo cáo 1664/BC-TTTP(P5) nêu rõ: Theo hồ sơ đề nghị suy tôn liệt sỹ đối với ông Nguyễn Văn Nhật, lưu tại Sở LĐ-TB&XH, ý kiến của các cơ quan chuyên môn, Thanh tra thành phố cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, vì: Ông Nhật là thương binh chống Pháp, có vết thương ở đầu, thỉnh thoảng tái phát; trước khi chết, ông Nhật được Bệnh viện huyện Từ Liêm cấp cứu và ghi nguyên nhân chết: vết thương sọ não tái phát xuất huyết. Tại Văn bản số 938/NCC ngày 29-10-2009 của Cục Người có công - Bộ LĐ-TB&XH đã khẳng định việc lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ đối với ông Nguyễn Văn Nhật là đúng quy định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dẹp chợ cóc "vây" Bến xe Yên Nghĩa

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.