Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thế chiến thứ nhất sống động qua những bức ảnh được tô lại màu

Theo Hoàng Lê/VOV.VN/Daily Mail| 25/09/2018 07:56

Những bức ảnh chụp Thế chiến thứ nhất đã được tô màu, để tái hiện sự tàn khốc của cuộc chiến mà không ai muốn sẽ xảy ra một lần nữa. 

Sau khi kết thúc điều trị tại Nhà thờ lớn, những binh sĩ bị thương diễn tập đánh trận tại Cung điện lớn ở thủ đô Paris, Pháp. Trong Thế chiến thứ nhất, Cung điện lớn tại Paris cũng được sử dụng như một bệnh viện quân sự.

Một binh sĩ đang lội qua đầm lầy Zonnebeke, nơi diễn ra trận chiến Passchendaele tại Mặt trận phía Tây của Pháp. Trận chiến diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11-1917. Bức ảnh này được tô màu để những thế hệ sau thấy rõ hơn về sự tàn khốc của Thế chiến thứ nhất.

Phi đội tàu bay 50 tại sân bay Clermont-en-Argonne, Pháp, năm 1918. Thời kỳ đầu Thế chiến thứ nhất, Không quân Hoàng gia Anh được hỗ trợ từ lực lượng pháo binh. Các phi công Anh sau này đã có những cuộc “không chiến” với phi công Đức.

Binh sĩ Anh trên một con thuyền hướng tới Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 5-1915. Trận Gallipoli kéo dài từ 25-4-1915 tới 9-1-1916, do quân đồng minh Anh - Pháp phát động nhằm chiếm thủ đô của đế chế Ottoman. Đây được xem là chiến dịch đổ bộ lớn nhất và tham vọng nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc tấn công thất bại với thiệt hại nặng nề cho cả hai phía.

Những kỵ binh Ấn Độ tham chiến tại Somme, miền Bắc nước Pháp năm 1916. Trong Thế chiến thứ nhất, quân đội Ấn Độ chống lại quân đội đế quốc Đức ở Mặt trận phía Tây. Hơn 1 triệu binh sĩ Ấn Độ đã tham chiến ở nước ngoài, trong đó ít nhất 74.187 binh sĩ Ấn Độ đã tử trận.

Quân đội Ireland trong chiến dịch Mesopotamia - vùng Lưỡng Hà, giữa hai sông Tigris và Euphrates ở Iraq và Syria ngày nay. Trong Thế chiến thứ nhất, quân đội Anh, Australia và Ấn Độ chiến đấu với đế chế Ottoman.

Bức ảnh chụp binh sĩ Đức trên boong tàu trước trận chiến. Năm 1914, Anh là nước có lực lượng Hải quân lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Hải quân Hoàng gia Anh có hàng trăm tàu chiến và hơn 200.000 thủy thủ. Đứng sau Anh chính là Hải quân Đức.

Binh sĩ Ấn Độ chiến đấu cho quân đội Anh ở Mặt trận phía Tây. Trong Thế chiến thứ nhất, Ấn Độ đóng góp những sư đoàn và lữ đoàn trên các mặt trận ở châu Âu, Địa Trung Hải và Trung Đông.

Binh sĩ Pháp trong trận chiến tại khu rừng Argonne năm 1915. Từ giữa thế kỷ XVII đến Thế chiến thứ nhất, súng trường có gắn lưỡi lê là loại vũ khí tối ưu trong các cuộc tấn công của bộ binh.

Hai binh sĩ Đức trong một nông trại ở làng Gouzeaucourt, Pháp năm 1915. Ngôi làng này bị quân Đức chiếm đóng cho đến khi được quân đội Anh giải phóng vào đầu năm 1917.

Một binh sĩ chụp ảnh ở tiền tuyến.

Bức ảnh chụp các binh sĩ Anh tươi cười khi chiếm được một hào quân sự của Đức tại Serre, Pháp tháng 3-1917. Trong hơn 2 năm đầu của Thế chiến thứ nhất, ngôi làng Serre do quân Đức kiểm soát. Quân đội Anh đã không giành được quyền kiểm soát Serre trong trận chiến Somme vào tháng 11-1916. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau đó họ đã làm được điều này.

Binh sĩ Canada trong trận chiến Amiens tháng 8-1918. Việc Anh tuyên bố chiến tranh đã khiến Canada tự động phải tham chiến, vì nước này khi đó là một phần lãnh địa của Anh.

Binh sĩ Ấn Độ đi xe đạp trong trận chiến Somme năm 1916. Hơn 3 triệu binh sĩ đã chiến đấu trong trận chiến này và hơn 1 triệu người đã tử trận hoặc bị thương.

Binh sĩ Nga đang chờ đợi hiệu lệnh để tiến lên trong trận chiến tại Ternopil, Ukraine tháng 7-1917.

Một nhóm các binh sĩ Australia và New Zealand đi mô tô trong trận chiến Gallipoli năm 1915. Bức ảnh gốc là ảnh đen trắng và được kỹ sư điện Royston Leonard đổ màu tạo nên bức ảnh sống động này.

Binh sĩ Anh đang quan sát trận địa tại Pháp. Hơn 70 triệu binh sĩ, trong đó, 60 triệu tại các nước châu Âu, đã được huy động cho Thế chiến thứ nhất. Ước tính, 9 triệu binh sĩ và 7 triệu dân thường đã thiệt mạng trong cuộc chiến này.

Tiểu đoàn 42 của Canada dừng chân nghỉ ngơi tại Mons, Bỉ.

Binh sĩ của New Zealand nạp đạn cho pháo tại Le Quesnoy, Pháp, năm 1918. Mặc dù đã xuất hiện các phương tiện bọc thép, máy bay ném bom và súng máy, nhưng các khẩu pháo kiểu cũ này vẫn “thống trị” trong Thế chiến thứ nhất.

Quân đội Ấn Độ sử dụng súng Lewis tại chiến trường Mesopotamia năm 1918. Đây là khẩu súng do Mỹ thiết kế, sau đó được hoàn thiện và sản xuất hàng loạt tại Anh. Lewis được binh sĩ quân đội Anh và quân đội thuộc địa Anh sử dụng trong suốt Thế chiến thứ nhất.

Binh sĩ Nga tại Mặt trận phía Tây đang phải sử dụng mặt nạ phòng độc.

Khoảnh khắc hiếm hoi các binh sĩ tươi cười trước ống kính máy ảnh. Người đã tô màu tấm ảnh ảnh nói rằng: “Chúng ta cần nhớ đến thế hệ từ khắp nơi trên thế giới đã ngã xuống để đảm bảo rằng một cuộc chiến như vậy sẽ không bao giờ xảy ra”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thế chiến thứ nhất sống động qua những bức ảnh được tô lại màu

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.