Theo dõi Báo Hànộimới trên

VNPT vào Top 3 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2018

Thanh Hà| 15/01/2019 13:47

Brand Finance, nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, vừa công bố danh sách 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2018.

VNPT cũng là doanh nghiệp duy nhất có hai thương hiệu nằm trong top 10 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam là VNPT và VinaPhone.


Cụ thể, VNPT giữ vững vị trí top 3 trong Top 50 thương hiệu lớn nhất Việt Nam 2018 cùng với Viettel (đứng thứ nhất) và Vinamilk (đứng thứ hai). Giá trị thương hiệu của VNPT năm 2018 được định giá là 1,339 tỷ USD. Với con số này, giá trị thương hiệu của VNPT tăng 16% so với năm 2017.

Cùng với thương hiệu VNPT, thương hiệu VinaPhone đứng thứ 7 trong top 50 thương hiệu lớn nhất Việt Nam 2018, tăng 15%.

Brand Finance đã tính toán các giá trị của thương hiệu bằng cách tiếp cận Royalty Relief, một phương pháp định giá thương hiệu tuân thủ các chuẩn công nghiệp được thiết lập trong ISO 10668. Mục đích nghiên cứu của Brand Finance là kiểm tra hiệu quả của tài sản vô hình và thương hiệu của Việt Nam.


Trước đó, ngày 23-8-2018, Forbes Việt Nam đã vinh danh 40 thương hiệu công ty Việt Nam giá trị nhất 2018. Theo đó, thương hiệu VNPT được xếp ở vị trí thứ ba và thương hiệu VinaPhone xếp ở vị trí thứ sáu trong top 40 thương hiệu công ty Việt Nam giá trị nhất 2018.

Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2019, lãnh đạo Tập đoàn VNPT đã công bố các kết quả kinh doanh với những con số ấn tượng. Cụ thể, năm 2018, VNPT đạt lợi nhuận 6.445 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017 - năm thứ năm liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận trên 20%.

Theo thống kê, mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân của VNPT trong 5 năm qua là 24,7%. Năm 2018, VNPT nộp ngân sách là 4476 tỷ đồng, tăng 18%. Tổng số thuê bao điện thoại của VNPT là 34 triệu thuê bao, trong đó thuê bao di động là 31,3 triệu thuê bao; tổng số thuê bao internet băng rộng là 5,2 triệu thuê bao, tăng 11%.

Cũng trong năm 2018, VNPT vẫn tập trung vào đầu tư mạng lưới hạ tầng và mở rộng các dịch vụ công nghệ thông tin.

Kết quả đi kiểm chất lượng di động của 3 mạng di động lớn nhất do Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) công bố trong năm 2018 cho thấy, mạng di động VinaPhone của VNPT đứng thứ nhất ở 4/9 chỉ tiêu quan trọng. Các chỉ tiêu chất lượng của mạng VinaPhone cũng vượt xa so với các chỉ tiêu mà Bộ TT-TT đưa ra.

Tính đến nay, VinaPhone đã có 60.000 trạm thu phát sóng 3G và 4G, có khả năng đáp ứng cho khoảng 40 triệu thuê bao có thể sử dụng. VinaPhone là nhà mạng viễn thông đang có những thay đổi mang tính đột phá trong chiến lược tiếp cận khách hàng với sự đầu tư chất lượng hạ tầng mạng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cùng với hệ sinh thái ưu liên kết hàng nghìn doanh nghiệp mang đến ưu đãi cũng như trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Năm 2018 cũng là năm đầu tiên VNPT khởi động thành công Chiến lược phát triển giai đoạn 2018-2025 (VNPT4.0) với mục tiêu chuyển hướng từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang thành nhà cung cấp dịch vụ số.

"Chiến lược VNPT4.0 không chỉ là chiến lược để nâng tầm VNPT ở thị trường trong nước mà mục tiêu của chúng tôi là đưa VNPT lên ngang tầm với khu vực. Tầm nhìn mang tính dài hạn hơn", Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long khẳng định.


Cũng theo Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long, mục tiêu của VNPT là đến năm 2025, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ số chiếm khoảng 35% trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn. Các dịch vụ trên nền IoT, chính quyền số, dịch vụ số tới người dùng cá nhân, đặc biệt khi 4G phát triển mạnh, 5G khai trương sẽ là những nhân tố chính đóng góp vào doanh thu trong mảng này.

VNPT cũng đang đặt ra mục tiêu chiến lược là trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm số (Digital Hub) tại thị trường khu vực và thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
VNPT vào Top 3 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2018

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.