Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hồi chuông báo động cho người tiêu dùng

Thu Trang - Kim Vũ| 23/08/2018 06:44

(HNM) - Từ ngày 27-7 đến 15-8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 12 cơ sở vi phạm, phạt gần 700 triệu đồng.

Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động, liệu các loại dược phẩm được cấp phép có thực sự an toàn với người tiêu dùng? Báo Hànộimới ghi lại ý kiến của một số đơn vị quản lý cũng như dư luận xung quanh sự việc này.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế):
Xử phạt nặng, công khai tên doanh nghiệp, sản phẩm vi phạm

Thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19-6-2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, Cục An toàn thực phẩm đã thành lập 5 đoàn thanh tra, kiểm tra. Qua công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm, tình trạng vi phạm về kinh doanh thực phẩm chức năng khá phổ biến, đó là bán và quảng cáo sản phẩm khi chưa được cấp phép, ghi nhãn sai hoặc gây hiểu nhầm giống thuốc chữa bệnh, mượn danh bác sĩ để quảng cáo...

Một số sản phẩm bị phạt vì quảng cáo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung.


Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý rất nhiều vụ việc và ngăn chặn nhiều sản phẩm vi phạm tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp. Vì vậy, Cục đã lập "danh sách đen" những sản phẩm bị phát hiện sai phạm. Những sản phẩm này sẽ bị thanh, kiểm tra nhiều hơn. Mặt khác, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng. Khi phát hiện vi phạm sẽ tiến hành xử phạt nặng hơn; áp dụng mức phạt cao nhất (gấp 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm). Ngoài ra, hằng tuần, Cục sẽ công khai tên các doanh nghiệp, các sản phẩm vi phạm trên website và các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo tới người tiêu dùng. Hình phạt bổ sung như trên sẽ có hiệu quả rất lớn. Thậm chí, hiệu quả còn cao hơn xử phạt hành chính bởi không ít doanh nghiệp sẵn sàng nộp tiền phạt rồi lại vi phạm.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm:
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hậu kiểm

Thực tế hiện nay, nhiều công ty dược vi phạm những quy định cơ bản. Đó là quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khỏe trên các website mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; bán các loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc diện phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm nhưng không thực hiện công bố. Bên cạnh đó, dù kết quả kiểm nghiệm của nhiều công ty không phù hợp nhưng vẫn công bố đạt chất lượng qua các kênh quảng cáo. Nhiều đơn vị quảng cáo sai sự thật, khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn là thuốc điều trị. Theo tôi, cần có các hình thức xử phạt nghiêm đối với các công ty cố tình làm trái quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hậu kiểm. Và trước hết, cần tuyên truyền trên hệ thống truyền thông đại chúng, công khai các cơ sở vi phạm để người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi mua sản phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bà Phạm Việt Đức (quận Hoàng Mai):
Cần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Thực tế hiện nay, nhiều công ty dược vi phạm những quy định cơ bản. Đó là quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khỏe trên các website mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; bán các loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc diện phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm nhưng không thực hiện công bố. Bên cạnh đó, dù kết quả kiểm nghiệm của nhiều công ty không phù hợp nhưng vẫn công bố đạt chất lượng qua các kênh quảng cáo. Nhiều đơn vị quảng cáo sai sự thật, khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn là thuốc điều trị. Theo tôi, cần có các hình thức xử phạt nghiêm đối với các công ty cố tình làm trái quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hậu kiểm. Và trước hết, cần tuyên truyền trên hệ thống truyền thông đại chúng, công khai các cơ sở vi phạm để người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi mua sản phẩm bảo vệ sức khỏe.

Chị Hoàng Thảo Nguyên (quận Bắc Từ Liêm):
Nhiều "chiêu trò" bán thuốc tinh vi!


Thị trường thuốc và thực phẩm chức năng hiện nay thật, giả khó lường, với các "chiêu trò" hết sức tinh vi. Từ trước đến nay, đã có rất nhiều bài học cảnh báo về vấn đề này, nhưng chính những người cao tuổi như bố mẹ tôi lại dễ bị dụ dỗ, bỏ ra hàng triệu đồng để mua thuốc tại các tổ dân phố, nhà văn hóa phường, xã do các công ty tổ chức hội thảo quảng bá, lén lút bán sản phẩm. Tại một số nhà văn hóa phường, xã, công ty dược phẩm chỉ quảng bá sản phẩm, tạm thời không bán thuốc cho người dân khi có lực lượng chức năng giám sát. Nhưng ngay khi lực lượng chức năng không có mặt thì hàng trăm hộp thuốc được bán ra cho người dân. Được biết, đã có nhiều cảnh báo, ngăn chặn hình thức kinh doanh này nhưng chặn được ở quận này thì họ lại “phình” ở huyện khác. Không lẽ không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này? Không lẽ, chỉ khi cơ quan chức năng công bố xử phạt các doanh nghiệp sai phạm thì người tiêu dùng mới biết mình đang sử dụng thuốc không bảo đảm chất lượng?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hồi chuông báo động cho người tiêu dùng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.