Theo dõi Báo Hànộimới trên

"Lợi ích kép" to lớn

Chí Kiên| 14/11/2018 06:26

(HNM) - Nghị quyết số 14-NQ/TƯ ngày 30-7-2007 về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” với mục tiêu


Đồng thời, tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức và hành động trong Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trước hết là trong cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy để kịp thời phát hiện, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục và xử lý nghiêm minh khi có vi phạm...

Thực hiện Nghị quyết, 10 năm qua, Đảng bộ TP Hà Nội đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và đạt kết quả tích cực, tăng cường giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Ðảng, góp phần quan trọng đưa các nghị quyết của Ðảng vào cuộc sống.

Minh chứng là công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã được các cấp ủy Đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp thành phố triển khai bằng những phần việc cụ thể, sâu sát cơ sở, gắn với đánh giá trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, công tác cán bộ, phòng chống tham nhũng; việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và khóa XII;... Các cấp ủy Đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp thành phố đã gắn công tác kiểm tra, giám sát với công tác tư tưởng, tổ chức của Đảng, công tác chuyên môn của địa phương, cơ quan, đơn vị. Nội dung kiểm tra tập trung vào những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm...

Bên cạnh những ưu điểm, kết quả, Thành ủy Hà Nội đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cụ thể. Theo đó, với tinh thần: “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không nể nang, né tránh", công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở Đảng bộ TP Hà Nội sẽ tiếp tục được triển khai nghiêm túc, hiệu quả theo quan điểm: Giám sát phải mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm với đích cao nhất để chủ động phòng ngừa khuyết điểm, vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên hoặc ngăn chặn ngay khi còn manh nha, ngay tại cơ sở, ở trong chi bộ.

Để đạt được những mục tiêu này, các cấp ủy, tổ chức Đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp, nhất là người đứng đầu cấp ủy phải tiếp tục nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Trong xây dựng chương trình, kế hoạch cần quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của cấp trên. Công tác kiểm tra, giám sát phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương; nội dung tập trung vào thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; giám sát thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp...

Cùng với đó là tăng cường sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng; nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát - vừa thiết thực giảm khuyết điểm, vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên; vừa tăng thêm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đây chính là "lợi ích kép" rất to lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
"Lợi ích kép" to lớn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.