Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tăng trưởng ở trẻ em: Hiểu đúng để giúp trẻ không lỡ cơ hội vàng

Tường Thu Thảo| 28/03/2019 08:46

Trên toàn thế giới, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao. Theo báo cáo của UNICEF, năm 2017, khu vực Nam Á có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cao nhất trên thế giới.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, những năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng để hình thành nền tảng cho sức khỏe, khả năng học tập của trẻ trong tương lai. Nếu các bậc cha mẹ bỏ lỡ giai đoạn vàng này của trẻ thì hầu như không có cơ hội nào tốt bằng để bù đắp lại. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần cung cấp tất cả những gì trẻ cần để đảm bảo sự tăng trưởng tối ưu ngay từ những năm đầu đời.


Bức tranh tổng thể về dinh dưỡng và tăng trưởng của trẻ em Việt Nam: Còn nhiều trăn trở!

Giai đoạn 5 năm đầu đời là giai đoạn trẻ lớn nhanh đến mức chính cha mẹ cũng có thể nhận ra con “lớn lên từng ngày”. Về thể chất, trẻ tăng trưởng kích thước cơ thể về cân nặng, chiều cao. Trong vòng 2 năm đầu đời, trẻ đã đạt khoảng 50% chiều cao trung bình của người trưởng thành. Trẻ cũng tăng đến 5 lần về cân nặng so với lúc sinh ra ở độ tuổi lên 5. Cùng với sự tăng trưởng về kích thước cơ thể, trẻ phát triển nhanh chóng về hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể, phát triển về trí não và học hỏi không ngừng.

Bên ngoài, cha mẹ có thể đo lường và nhìn thấy sự tăng trưởng của cơ thể con như tăng chiều cao, tăng cân nặng. Trong khi đó, bên trong cơ thể, trẻ cũng có sự tăng trưởng liên tục về hệ xương (xương tăng trưởng về chiều dài, số lượng, mật độ); hệ cơ (cơ phát triển liên tục, dài ra và tăng độ dày); não bộ (não gần như hoàn thiện khi trẻ ở tuổi lên 5).

Với mô tả khái quát như thế, cha mẹ đã có thể hình dung dinh dưỡng quan trọng đến mức nào với sự tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Dinh dưỡng tốt hỗ trợ sự tăng trưởng, tăng cường sức khỏe và sự phát triển thể chất, tinh thần tối ưu của trẻ. Ngược lại, cha mẹ cần lưu ý là những thiếu hụt về dinh dưỡng có thể dẫn đến bệnh tật và cản trở sự phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và giảm khả năng hồi phục sau khi bị bệnh của trẻ.

Trong khi đó, có một thực tế phải đối diện là Việt Nam vẫn đang trải qua những thách thức khi tình trạng suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao. Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hiện nay, trung bình cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ và trẻ em có giảm so với những giai đoạn trước nhưng vẫn ở mức cao, tình trạng thiếu nhiều loại vi chất ở một cá thể vẫn còn phổ biến. Đây là những số liệu mà các cơ quan, ban, ngành lẫn các bậc cha mẹ đều quan tâm. Bởi lẽ, nếu không nỗ lực giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng nhanh chóng, trẻ sẽ lỡ mất cơ hội vàng phát triển tối ưu, chịu nhiều hậu quả mang tính lâu dài về sức khỏe và tầm vóc.


Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em: Cần chú trọng bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống

Tại hội nghị thượng đỉnh thường niên về dinh dưỡng và sự phát triển cho trẻ do Abbott tổ chức tại Valencia, Tây Ban Nha vừa qua, hơn 300 bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã cùng tham gia thảo luận các vấn đề về mối liên hệ giữa dinh dưỡng và tăng trưởng ở trẻ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, trong 5 năm đầu đời, gen chỉ ảnh hưởng 20% đến sự phát triển của trẻ, 80% còn lại là do dinh dưỡng và lối sống quyết định. Đặc biệt, trong giai đoạn này, dinh dưỡng chính là nguồn chủ yếu giúp tối ưu hóa tiềm năng phát triển của trẻ về chiều cao, cân nặng và sức đề kháng.

Với riêng Việt Nam, những năm qua, nhiều sáng kiến cải thiện dinh dưỡng do Abbott phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện cũng đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Có thể kể đến nghiên cứu lâm sàng thực hiện bởi Đại học Y Thái Bình phối hợp cùng Abbott đã chứng minh hiệu quả của việc bổ sung dinh dưỡng qua đường uống với tình trạng thấp còi của trẻ từ 24 đến 48 tháng tuổi tại tỉnh Thái Bình trong 6 tháng, đã giúp cải thiện mức tăng cân và chiều cao trung bình cho các trẻ được nghiên cứu.

Theo đó, kết quả các nghiên cứu cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện rõ rệt khi bổ sung dinh dưỡng đường uống: trẻ ăn ngon miệng hơn chỉ sau 4 tuần, trẻ tăng cân khỏe mạnh sau 8 tuần và chiều cao tăng nhanh sau 12 tuần; tăng cường sức đề kháng, giảm số ngày bệnh sau 16 tuần; sau 48 tuần, trẻ duy trì tăng trưởng bình thường sau khi đã bắt kịp đà tăng trưởng.

Dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong các nghiên cứu nói trên là PediaSure, một sản phẩm do Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất, chứa 37 dưỡng chất thiết yếu và nguồn đạm chất lượng cao, được chứng minh lâm sàng qua hơn 20 nghiên cứu giúp tăng trưởng chiều cao, cân nặng rõ rệt và tăng cường sức đề kháng.

Rõ ràng, một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết giúp trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng. Với trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, việc can thiệp bằng bổ sung dinh dưỡng đường uống có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng tổng thể và hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ. Đó chính là chiếc “chìa khóa vàng” mà các bậc cha mẹ cần nắm được, để giúp trẻ có được sự tăng trưởng tối ưu giai đoạn đầu đời và đạt được kết quả phát triển tầm vóc về sau. 

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tăng trưởng ở trẻ em: Hiểu đúng để giúp trẻ không lỡ cơ hội vàng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.