Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chú trọng tín dụng ưu đãi cho người nghèo

Hà Linh| 26/01/2019 08:00

(HNM) - Trong bối cảnh hoạt động

Khi người nghèo tìm đến "tín dụng đen"

Thiếu thông tin, cũng như không có tài sản bảo đảm, không có điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng... nhiều người nghèo đã "bất đắc dĩ" tìm đến "tín dụng đen" mà không lường hết rủi ro đang chờ phía trước. Lãi suất “cắt cổ”, lên đến vài chục phần trăm/tháng, không ít người đã phải rơi vào cảnh mất nhà, mất tài sản.

Người dân nghèo vay vốn tại ngân hàng.


Số liệu thống kê của Bộ Công an cho thấy, trong 4 năm qua, cả nước có 7.624 vụ phạm tội liên quan đến "tín dụng đen", trong đó có 56 vụ giết người, 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 1.809 vụ lừa đảo... Ông Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an cho biết, "tín dụng đen" thường gắn với một số hoạt động của các công ty đòi nợ thuê sử dụng những thành phần lưu manh, côn đồ. Hiện, lực lượng cảnh sát hình sự đang theo dõi, quản lý 124 băng nhóm với 831 đối tượng hoạt động có tổ chức về lĩnh vực cho vay nặng lãi. Còn theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhiều năm qua, cơ quan này đã phối hợp với ngành chức năng xử lý 218 vụ việc liên quan đến "tín dụng đen" tại 16 tỉnh, thành phố, với tổng số khoảng 117 tỷ đồng. Trong đó đã xử lý 72 vụ việc, khởi tố 14 vụ, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 37 vụ.

Đẩy lùi "tín dụng đen" được coi là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ riêng của ngành Ngân hàng, mà còn của toàn xã hội. Riêng đối với hệ thống ngân hàng, giải pháp hiệu quả nhất chính là triển khai nhiều chính sách ưu đãi cho người dân vay vốn, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn ở nông thôn, miền núi...

Cùng vào cuộc

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, "tín dụng đen" đang cho vay khoảng 2.500 tỷ đồng. Trước thực trạng diễn biến phức tạp của "tín dụng đen", Ngân hàng Nhà nước dự kiến triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai để phục vụ nhu cầu vay cấp bách của người dân, nhưng vẫn bảo đảm các nguyên tắc của tín dụng. "Agribank cần đưa ra điều kiện, thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt khoản vay nhanh. Bởi, nếu những trường hợp có người thân ốm đau phải đi viện cấp cứu mà 3-5 ngày sau mới vay được vốn thì không ổn. Do đó, cơ chế cho vay có thể xét duyệt trong một ngày và mức cho vay tối đa khoảng 30 triệu đồng. Lãi suất cho vay cũng cần được tính toán hợp lý", ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Trên thực tế, Agribank đã có nhiều biện pháp để nguồn vốn vay ưu đãi đến với người dân nghèo như đưa ngân hàng lưu động đến vùng sâu, vùng xa, triển khai hình thức cho vay qua tổ nhóm, đơn giản hóa các thủ tục để tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân. Ông Nguyễn Dự, Giám đốc Agribank Gia Lai cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực đưa vốn đến những buôn làng xa xôi nhất bằng việc mở các phòng giao dịch, hoặc xe cho vay lưu động. Nếu trước đây, người dân cần vay vốn phải tìm đến ngân hàng thì nay chính ngân hàng đang mang vốn đến hỗ trợ từng người dân sản xuất - kinh doanh".

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã giao Ngân hàng Chính sách xã hội trình, qua đó để báo cáo Chính phủ bổ sung chương trình cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống của hộ cận nghèo, hộ nghèo. Ngân hàng Nhà nước cũng đang nghiên cứu cơ chế phù hợp để ngân hàng thương mại, công ty tài chính có thể mở rộng độ phủ, tiếp cận nhiều khách hàng thu nhập trung bình thấp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, từ đó đẩy lùi nạn "tín dụng đen".

Ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết, Sacombank đã triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ cho vay trả góp nhằm hạn chế "tín dụng đen". Sacombank đã có chính sách cho vay thông qua thẻ tín dụng, hạn mức thẻ khoảng 10 triệu đồng cho người có thu nhập trung bình, phối hợp với ban quản lý chợ cho tiểu thương vay tiền tín chấp trả góp vốn và lãi hằng ngày… Theo ông Phan Đình Tuệ, ngân hàng thương mại cần mở rộng mạng lưới đến vùng sâu, vùng xa, đưa ra nhiều sản phẩm tài chính đơn giản, số tiền cho vay vài triệu đồng để người dân dễ dàng tiếp cận vốn. Mặt khác, các chủ doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể chính trị cần hỗ trợ cho ngân hàng nhiều hơn trong việc thu hồi nợ.

"Khi cho công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp vay tín chấp, ngân hàng luôn mong muốn chủ doanh nghiệp bảo đảm việc thu hồi nợ được trích từ tài khoản chi trả lương của người vay. Như thế, ngân hàng mới góp sức nhiều hơn cho việc đẩy lùi "tín dụng đen" đang len lỏi vào đời sống công nhân", ông Phan Đình Tuệ phân tích.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, để phối hợp ngăn chặn, đẩy lùi nạn "tín dụng đen", ngoài các giải pháp, chính sách của ngành Ngân hàng vẫn cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, Bộ Công an và các bộ, ngành khác, cùng chính quyền các tỉnh, thành phố phối hợp với ngành Ngân hàng sẵn sàng vào cuộc và sớm đưa ra các giải pháp để cùng ngăn chặn nạn "tín dụng đen".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chú trọng tín dụng ưu đãi cho người nghèo

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.