Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bùng nổ đô thị hóa - Cơ hội đổi đời cho người nhập cư

Hà Tuấn| 23/07/2019 17:49

Tới năm 2020, ước tính sẽ có khoảng 40% dân số Việt Nam sinh sống ở các đô thị (theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính). Lượng lao động nhập cư đổ về thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều bởi sức hút của các cơ hội việc làm cũng như mức thu nhập ở thành phố này cao hơn hẳn, xấp xỉ 38% so với mức thu nhập trung bình trên cả nước, bình quân khoảng 10 triệu đồng/tháng, theo thống kê của Vietnam Works. Tuy nhiên, để có thể an cư lạc nghiệp ở một nơi càng phát triển thì càng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Vỡ mộng nơi đất hứa

Theo Công an thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2018, lượng đăng ký tạm trú của thành phố này đạt 8 triệu người, chiếm khoảng 40% dân số. Trong số này, tầng lớp công nhân chiếm đa số và phải vật lộn với cuộc sống khó khăn. Cơm, áo, gạo, tiền, phí sinh hoạt, học phí cho con, các dịch vụ y tế hay vô số khoản chi luôn đè nặng lên vai. Nhưng vì không có tài sản bảo đảm hoặc chưa được nhập hộ khẩu, họ rất khó đi vay ngân hàng và bài toán tài chính dần biến thành cơn ác mộng.

Người nhập cư thường nghĩ về thành phố Hồ Chí Minh như một "miền đất hứa" với nhiều cơ hội đang chờ đợi. Nhưng chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn cao hơn nhiều so với tưởng tượng của họ. Mong muốn mua sắm thêm phương tiện mưu sinh, như mua một chiếc xe máy mới, thậm chí còn xa vời hơn. Thiếu khả năng tiếp cận vốn, người lao động nhập cư khó lòng sở hữu được các công cụ lao động cần thiết cũng như cơ hội đào tạo kỹ năng để cải thiện thu nhập.

Do không đáp ứng được các yêu cầu như mức thu nhập cơ bản hay có sổ tiết kiệm, tài sản bảo đảm, việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng của người lao động nhập cư bị hạn chế rất nhiều. Chưa kể thủ tục rườm rà, phức tạp và thời gian giải ngân chậm khi họ đột xuất có nhu cầu cần một lượng tiền mặt lớn.

Trong những tình huống tương tự, những lao động nhập cư chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm đến tín dụng đen. Số điện thoại của những tổ chức vay nặng lãi được dán khắp nơi trong thành phố. Ai cũng biết tín dụng đen đồng nghĩa với lãi suất cao, đầy rủi ro, cưỡng đoạt tài sản hay dùng vũ lực, thậm chí dùng mọi thủ đoạn uy hiếp tinh thần người vay nợ trong trường hợp chậm thanh toán. Nhưng vẫn có rất nhiều người tìm đến loại hình tín dụng này trong cơn túng quẫn.

Giải pháp tài chính nào cho người nhập cư?

Tín hiệu đáng mừng là các tổ chức tài chính với các sản phẩm tín dụng cho người thu nhập thấp đã xuất hiện ngày càng nhiều. Giờ đây, miễn là có nguồn thu nhập ổn định, ai cũng có thể tiếp cận các khoản vay của các công ty tài chính mà không cần thế chấp tài sản. Đơn cử như FE Credit là công ty tài chính sẵn sàng cho người thu nhập chỉ từ 3 triệu đồng/tháng vay mà không bắt buộc phải có sổ hộ khẩu.

Mặc dù lãi suất trung bình của các công ty tài chính tiêu dùng tương đối cao hơn so với ngân hàng, bù lại, thủ tục vay lại rất dễ dàng và không cần hồ sơ giấy tờ phức tạp. Để có được một khoản vay lãi suất thấp từ ngân hàng, ít nhất người đi vay cần có tài sản thế chấp và sổ hộ khẩu, điều kiện quá xa vời đối với nhiều người lao động nhập cư. So với việc tìm tới tín dụng đen và có thể bị tính lãi tới 100% một tháng cùng nhiều rủi ro khác, khoản vay từ các công ty tài chính tiêu dùng có thể xem là phương án tối ưu cho hầu hết người lao động nhập cư để bảo đảm khả năng trả nợ và các giao dịch của họ được tính là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.

Có bằng cấp mới mơ làm giàu?

Một trong những điều tuyệt vời khiến những thành phố luôn khát nhân lực như thành phố Hồ Chí Minh trở thành giấc mơ với người lao động ngoại tỉnh là không nhất thiết phải có bằng cấp mới có thể thành công. Một nhân viên môi giới bất động sản hoặc một tài xế taxi vẫn có thể kiếm được nhiều tiền hơn những người có học vấn cao. Với nỗ lực cầu tiến và một kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý, bất cứ ai cũng có thể bắt đầu chinh phục ước mơ làm giàu nơi đất khách.

Ví dụ, một người có thể vay trả góp mua một chiếc xe máy để chạy xe ôm công nghệ và tăng thu nhập mà vẫn không ảnh hưởng đến công việc chính thường ngày. Hay với vốn vay tiêu dùng, các bà nội trợ có thể mở sạp buôn bán thêm, vừa cải thiện chi tiêu cho gia đình mà vẫn chăm lo được cho con cái.

Chúng ta hãy thử làm nhanh một bài toán để thấy giá trị của cơ hội mới được tạo ra. Giả sử một người vay 15 triệu đồng trong 12 tháng để mua xe máy. Với mức lãi suất 30%, trung bình mỗi tháng anh trả lãi 450.000 đồng theo cách tính lãi suất phẳng.

Việc chạy thêm xe ôm có thể giúp anh kiếm thêm một khoản đáng kể để dễ dàng thanh toán khoản phải trả bao gồm lãi và một phần tiền gốc là 1,7 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ chi phí xăng dầu và trả nợ, anh vẫn có thể tiết kiệm được cả triệu đồng mỗi tháng. Sau 12 tháng anh không chỉ sở hữu một chiếc xe máy mới mà còn có thể đóng góp thêm ít nhất là 3 triệu đồng vào thu nhập hằng tháng của gia đình.

Bảng phép tính:

Ai cũng có lúc đột xuất cần gấp một khoản tiền lớn mà nhất thời không thể xoay xở. Thay vì tìm đến các tổ chức tín dụng đen, các khoản vay từ các công ty tài chính tiêu dùng an toàn hơn nhiều và là sự lựa chọn tốt hơn trong tình huống như vậy.

Mặc dù hiện nay có nhiều công ty cho vay tiêu dùng với sản phẩm phong phú, đơn vị tiên phong như FE Credit vẫn tạo được dấu ấn trên thị trường bằng cách đặc biệt ưu tiên giải quyết nhu cầu của người lao động nhập cư và người có thu nhập thấp. FE Credit là công ty hàng đầu về cho vay tiêu dùng hiện nay với nhiều loại sản phẩm và lãi suất rất hấp dẫn cho nhiều nhu cầu chi tiêu khác nhau. Đây cũng là công ty đầu tiên tại Việt Nam mang đến giải pháp vay tự động qua ứng dụng điện thoại $NAP giúp rút ngắn thời gian duyệt vay chỉ trong vòng 15 phút và bảo đảm thông tin người vay an toàn, bảo mật tối đa.

Khi nền kinh tế phát triển, các sản phẩm tài chính ngày càng trở nên phổ biến và tiện lợi hơn, giúp cải thiện mức sống của người dân, điều quan trọng là chúng ta cần kịp thời nắm bắt cơ hội này để tạo ra tài sản có khả năng sinh lời để tăng thu nhập và làm giàu cho bản thân cũng như gia đình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bùng nổ đô thị hóa - Cơ hội đổi đời cho người nhập cư

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.