Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cận cảnh 18 bảo vật quốc gia lần đầu tiên được trưng bày

Chu Minh| 10/01/2017 19:57

(HNMO) - Hôm nay (10/1), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã trưng bày đặc biệt “Bảo vật quốc gia Việt Nam” nhằm giới thiệu, tôn vinh, quảng bá giá trị của các Bảo vật quốc gia.


Các bảo vật được trưng bày đều có ý nghĩa  lịch sử, có niên đại trải dài từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm cho đến khi thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên 18 cổ vật quốc gia được hội tụ và trưng bày đầy đủ. Bên cạnh ý nghĩa lịch sử, văn hóa, triển lãm còn giúp người xem có nhiều thông tin lý thú để hiểu hơn về các cổ vật như quá trình phát lộ, khai quật, vận chuyển, chuyển giao qua các thời kỳ, đơn vị tiếp quản... Hoạt động trưng bày dự kiến mở cửa đến tháng 5/2017.

HNMO giới thiệu cận cảnh vẻ đẹp của các bảo vật quốc gia lần đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam:

Ấn đồng “Môn hạ sảnh ấn” là bảo vật thời Trần, niên hiệu Long Khánh thứ 5 ( năm 1377). Phát hiện năm 1962 tại Hương Khê, Hà Tĩnh và được Thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 1 theo quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 1/10/2012

Cây đèn đồng hình người quỳ là một bảo vật độc đáo thuộc thời kỳ Đông Sơn muộn, phản ánh giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa khác. Bảo vật được nhà khoa học người Thụy Điển Olov Janse khai quật tại 1 khu mộ gạch cổ ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 1935. 

Chuông chùa Vân Bản được phát hiện ở Đồ Sơn, Hải Phòng năm 1958, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 2 theo quyết định số 2599/QĐ-TTg ngày 30/12/2013.

Thống gốm hoa nâu được phát hiện tại Nam Định năm 1972 và được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 5 theo quyết định số 2496/QĐ-TTg ngày 22/12/2016.

Tác phẩm Đường Kách Mệnh. 

Trống đồng Cảnh Thịnh là bảo vật thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8, năm 1800, được Thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 1 theo quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 1/10/2012.

Ấn “Sắc mệnh chi bảo” được làm bằng vàng, biểu trưng cho quyền lực nhà Nguyễn, có từ thời Minh Mệnh thứ 8 (1827). Bảo vật này đươc Thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 4 theo quyết định số 2382/QĐ-TTg ngày23/12/2015 và có giá trị đặc biệt trong bộ sưu tập kim bảo triều Nguyễn, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Trống đồng Ngọc Lũ thuộc nền văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 2000-2500 năm, được phát hiện năm 1893 tại tỉnh Hà Nam và được Thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 1 theo quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 1/10/2012.

Bảng Sắc phong thần đóng dấu “Sắc mệnh chi bảo” được làm vào ngày 17 tháng 12 niên hiệu Tự Đức thứ 3 (năm 1850).

Ảnh chụp các trang nhật ký trong tù và bản dịch tương ứng.

Bia điện Nam Giao được làm từ chất liệu đá có niên đại từ thời Lê Trung Hưng (năm 1679), hiện đang được trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Bia Võ Cạnh là một trong những bia đá cổ nhất Đông Nam Á, có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ III-IV.

Một khách du lịch nước ngoài chăm chú ghi chép những trang Nhật ký trong tù


Triển lãm thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cận cảnh 18 bảo vật quốc gia lần đầu tiên được trưng bày

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.