Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ngày Tết ông Công, ông Táo: Nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường!

Hiền Dung| 11/02/2015 06:00

(HNM) - Như thường lệ, cứ đến ngày Tết ông Công, ông Táo, thị trường vàng mã lại



Người mua ít mặc cả, người bán không nói thách nhiều, vậy nên giá bộ đồ lễ cúng Táo quân tương đối thống nhất. Tùy theo chất liệu, kích thước và độ tinh xảo, một bộ lễ cúng Táo quân có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng, hầu như không tăng so với mọi năm. Những mặt hàng mã thời thượng (nhà tầng, ô tô, máy giặt, tủ lạnh, điện thoại iphone…) vẫn xuất hiện, song không nhiều người mua.

Thanh niên tình nguyện túc trực tại Hồ Gươm để tuyên truyền người dân khi thả cá không được vứt rác xuống hồ. Ảnh: Quý Đoàn


Chị Nga, chủ hàng số 64 Hàng Mã cho biết: "Năm nay, người tiêu dùng hạn chế bỏ tiền thật ra mua đồ giả. Một mặt do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đời sống người dân còn khó khăn, mặt khác các phương tiện thông tin đại chúng liên tục tuyên truyền đốt nhiều đồ mã là lãng phí khiến người tiêu dùng dần hiểu ra và có sự lựa chọn hợp lý hơn. Người bán hàng cũng hiểu điều đó nên nhập rất ít đồ đắt giá cho bớt lãng phí". Còn chị Nguyễn Thanh Nga, trú tại phố Hoàng Hoa Thám (Hà Đông) chia sẻ: "Tôi nghĩ, việc sắm lễ cao hay thấp, nhiều hay ít không quan trọng bằng cái tâm thành kính. Sắm lễ vừa phải vừa đỡ lãng phí, vừa phù hợp với truyền thống".

Qua tìm hiểu một số cơ sở chuyên sản xuất hàng mã trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận chúng tôi được biết, số hàng mã các cơ sở này sản xuất phục vụ Tết ông Công, ông Táo nói riêng, Tết Nguyên đán Ất Mùi nói chung không tăng so với mọi năm, thậm chí một số mặt hàng kích cỡ lớn còn giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc nhận thức của người dân ngày một tăng lên; công tác tuyên truyền đã giúp tạo ra những chuyển biến tích cực.

Ngoài vàng mã, người Việt còn tiễn Táo quân lên chầu trời bằng cá chép. Cũng như mọi năm, cá chép vàng loại nhỏ được người dân chọn mua nhiều nhất. Từ ngày 9-2 (21 tháng Chạp), thị trường cá chép bắt đầu nhộn nhịp với giá từ 5 đến 20 nghìn đồng/con (tùy kích cỡ), nhưng sôi động nhất vẫn phải đúng ngày 23 tháng Chạp. Nhằm hạn chế tình trạng người dân thả cá, thả tro hóa vàng, túi nilon và đồ khó phân hủy ra môi trường, các cơ quan, các ngành chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân. Trong ngày 22 và 23 tháng Chạp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô thực hiện chiến dịch tuyên truyền người dân thả cá nhưng không thả túi nilon xuống ao, hồ, sông ngòi tại một số địa điểm. Hệ thống đài truyền thanh các xã, phường thường xuyên đưa tin, bài nói về ý nghĩa tốt đẹp của ngày Tết ông Công, ông Táo kết hợp với việc vận động, nhắc nhở nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, quan tâm giữ gìn vệ sinh, môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, đẹp Thủ đô đón Tết, đón xuân.

Tuy nhiên, thói quen đổ tro hóa mã, hóa chân hương xuống nước trong dịp Tết ông Công, ông Táo chưa chuyển biến rõ nét. Về vấn đề này, GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng dân gian Việt Nam phân tích: "Không ai rõ quan niệm đổ tro hóa, bát hương xuống nước dịp tiễn Táo quân về trời có từ bao giờ, nhưng đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân vì họ cho rằng làm như thế các cụ sẽ được… mát mẻ. Khó có thể thay đổi thói quen đó trong một vài năm, cho nên các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giúp người dân hiểu đúng để có hành động đúng".

Tết ông Công, ông Táo đã đến, Tết Nguyên đán Ất Mùi đang đến. Hy vọng, những hành động, việc làm chưa đúng, chưa đẹp, đi ngược với truyền thống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội ở đâu đó sẽ sớm được khắc phục.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngày Tết ông Công, ông Táo: Nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường!

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.