Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ngoại thành Hà Nội khắc phục hậu quả mưa lũ

Nhóm PV Ban Nông nghiệp - Nông thôn| 01/08/2018 12:42

(HNMO) - Sáng 1-8, các địa phương đã huy động các lực lượng gồng mình khắc phục hậu quả nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.

tiếp tục xảy ra ở một số vùng trũng, thấp chủ, yếu thuộc lưu vực sông Tích, sông Bùi khu vực ngoại thành Hà Nội. Sáng 1-8, các địa phương đã huy động các lực lượng gồng mình khắc phục hậu quả nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.


Đoàn viên thanh niên tham gia hộ đê. Ảnh: Quang Thái


* Huyện Quốc Oai đã huy động
675 quân nhân đóng trên địa bàn huyện hỗ trợ nhân dân xã Đông Yên, Hòa Thạch, Ngọc Liệp thực hiện đắp đê chống tràn, xử lý sự cố; huy động 100 dân quân tự vệ của các xã hỗ trợ xã Đông Yên chống tràn tuyến đê Đồng Lọng. UBND các xã trên địa bàn đã huy động 4.845 lượt người tham gia các hoạt động phòng chống thiên tai…

Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn cho biết, ngoài những hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, huyện đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khắc phục, phục hồi sản xuất, tổng vệ sinh môi trường các khu dân cư, trường học, trạm y tế… bị ngập nước. Cùng với đó, huy động toàn bộ lực lượng canh đê của các xã ven sông Tích, sông Đáy trực 24/24h để kiểm tra, xử lý các tình huống xảy ra. Toàn bộ tuyến đê tả Tích và cống dưới đê được hoành triệt tốt nên không xảy ra sự cố.

*Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội cho biết, tại các vùng ngập úng, các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố tiếp tục bơm tiêu chống úng. Hầu hết các địa phương tích cực, chủ động cùng với nhân dân cứu trợ, tập trung ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.


*Ngày 1-8, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền và đoàn công tác đã làm việc với huyện Chương Mỹ về công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là vùng úng ngập.

Giám đốc Sở Y tế kiểm tra vật tư, thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh nhân dân vùng úng ngập của huyện Chương Mỹ.


Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng, sau công tác hỗ trợ ổn định đời sống, huyện Chương Mỹ đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nhất là vùng ngập úng. Huyện đã chỉ đạo các cơ quan y tế bảo đảm đủ thuốc men và các điều kiện phục vụ công tác sơ cấp cứu và khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tính đến ngày 1-8, huyện Chương Mỹ đã tổ chức các đoàn khám, chữa bệnh cho 1.544 người, riêng ngày 31-7 đã khám, chữa bệnh cho 233 người; đồng thời, cấp phát 4.688 túi thuốc, hóa chất cho các xã, thị trấn để khử trùng môi trường, 15.200 lọ thuốc tra mắt, 8.800 tuýp thuốc chữa bệnh ngoài da, 2.740 túi phèn chua xử lý nguồn nước... 

Bên cạnh đó, các cơ sở y tế của huyện cũng đã tổ chức tiêu độc, vệ sinh môi trường cho 347 hộ dân; bố trí tổ cấp cứu cơ động thường trực tại đê tả Bùi để kịp thời xử lý các tình huống… Hiện nay, huyện đã yêu cầu các xã, thị trấn khi nước rút tới đâu sẽ tiêu độc khử trùng, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường tới đó.

Để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống, huyện Chương Mỹđã hỗ trợ nhân dân vùng ngập úng 7.301 thùng mì tôm, 18.900kg gạo, 5.051 thùng nước uống… Riêng ngày 31-7, huyện Chương Mỹ hỗ trợ nhân dân các xã vùng úng ngập: 1.530 thùng mì tôm, 1.530 bình nước, 500 thùng nước, 3.300 chai nước loại 1,5 lít, 900 đôi nến, 1.930 gói bột canh… 

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng khẳng định, đến nay tại các vùng ngập úng của huyện không có hộ dân nào bị đói, thiếu nước uống...

Theo ông Đinh Mạnh Hùng, sau công tác hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân, huyện Chương Mỹ đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nhất là vùng ngập úng. Huyện đã chỉ đạo các cơ quan y tế bảo đảm đủ thuốc men và các điều kiện phục vụ công tác sơ cấp cứu và khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tính đến ngày 1-8, huyện Chương Mỹ đã tổ chức các đoàn khám, chữa bệnh cho 1.544 người, riêng ngày 31-7 đã khám, chữa bệnh cho 233 người; đồng thời cấp phát 4.688 túi thuốc, hóa chất cho các xã, thị trấn để khử trùng môi trường và 15.200 lọ thuốc tra mắt, 8.800 tuýp thuốc chữa bệnh ngoài da, 2.740 túi phèn chua xử lý nguồn nước... 

Bên cạnh đó, các cơ sở y tế của huyện cũng đã tổ chức tiêu độc, vệ sinh môi trường cho 347 hộ dân; bố trí tổ cấp cứu cơ động thường trực tại đê tả Bùi để kịp thời xử lý các tình huống… Hiện nay, huyện đã yêu cầu các xã, thị trấn, khi nước rút tới đâu sẽ tiêu độc khử trùng, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường tới đó.

Thăm một số trường học bị ngập nước và trao hỗ trợ ban đầu cho các trường bị thiệt hại nặng do mưa lũ tại huyện Chương Mỹ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ tiếp tục rà soát điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường trên địa bàn; chỉ đạo các nhà trường bố trí nhân lực bảo quản tài sản; bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên và học sinh; tập trung nguồn lực làm vệ sinh môi trường khi nước rút; hỗ trợ tốt nhất để giáo viên, học sinh yên tâm bước vào năm học mới 2018-2019. 

Trước đó, ngày 31-7, Đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã về xã Tốt Động (huyện Chương Mỹ) thăm, động viên gia đình 2 học sinh bị đuối nước và hỗ trợ 4 triệu đồng. 

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ huyện Chương Mỹ về nhân lực, phương tiện, thiết bị vật tư và hóa chất để khám, chữa bệnh cho nhân dân, phòng, chống các loại dịch bệnh. Trong ngày 1-8, các đoàn công tác của Sở Y tế đã khảo sát, đánh giá nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên địa bàn các xã bị ngập úng…

* Trước tình hình mưa úng diễn biến phức tạp, UBND huyện Mỹ Đức yêu cầu các xã ven sông Đáy, đặc biệt tại thôn Phù Yên, xã Hương Sơn, tiếp tục kê kích tài sản và sẵn sàng phương án di dời tài sản có giá trị và vật nuôi nếu mực nước lên cao. Huyện cũng sẵn sàng thực hiện các biện pháp ứng phó với tình huống xấu do mưa úng gây ra; đồng thời vận hành 31 trạm bơm tiêu úng với 81 máy hoạt động với tổng lưu lượng 230.300 m3/h để tiêu úng cho diện tích còn ngập và tiêu nước đệm, đề phòng tiếp tục có mưa

* Ngày 1-8, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã gửi công văn đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác ứng phó, bảo đảm vệ sinh môi trường tại khu vực có nguy cơ cao bị ngập úng. Theo đó, các địa phương triển khai phương án bảo đảm vệ sinh môi trường tại khu vực thấp, trũng, nguy cơ ngập lụt. Đồng thời, thu gom toàn bộ rác thải phát sinh hằng ngày để hạn chế đến mức thấp nhất việc tồn đọng tại các khu dân cư, các điểm tập kết rác thải. Trong trường hợp rác thải bị tồn đọng, chưa vận chuyển lên khu xử lý tập trung của thành phố, chỉ đạo đơn vị thu gom vận chuyển vào điểm tập kết tạm thời, có biện pháp che chắn, thường xuyên phun chế phẩm khử mùi, diệt ruồi, muỗi bảo đảm vệ sinh môi trường... Hướng dẫn người dân bảo đảm vệ sinh môi trường, nước rút đến đâu tiến hành thu gom rác thải, tẩy uế, vệ sinh môi trường đến đó, nhất là các công trình vệ sinh, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi.

* Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 216/TB-VP, truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý tại cuộc họp nghe báo cáo công tác cứu trợ và bảo đảm đời sống nhân dân. Theo đó, Sở Công Thương và đơn vị liên quan kiểm tra, làm việc với UBND huyện Chương Mỹ và Quốc Oai tổng hợp tình hình ngập úng, triển khai cứu trợ, bảo đảm đời sống nhân dân, đồng thời dự báo tình hình thời gian tới, nhu cầu cần cứu trợ, hỗ trợ... 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngoại thành Hà Nội khắc phục hậu quả mưa lũ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.