Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cobot cải thiện năng suất và chất lượng lĩnh vực khai khoáng của Việt Nam

Minh Hoa| 27/10/2019 11:11

Universal Robots, nhà sản xuất robot cộng tác (cobot) đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, đã giúp Công ty cổ phần Công nghiệp ô tô Vinacomin (VMIC), trụ sở tại Quảng Ninh - một công ty con của Tập đoàn Vinacomin thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực khai thác than và khoáng sản - sẵn sàng cho kế hoạch phát triển tương lai với việc áp dụng cobot trong quy trình sản xuất.

VMIC, một trong những nhà máy thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên áp dụng cobot vào trong sản xuất, đã nhận thấy năng suất tăng từ hai đến ba lần cùng với chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể, góp phần nâng các đơn đặt hàng lên 50-60%.

“UR hiện dẫn đầu trong công nghệ cobot, với việc giúp đỡ các doanh nghiệp như VMIC đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ sản xuất thông minh hơn và tăng trưởng bền vững. Chúng ta đang chứng kiến việc áp dụng công nghệ cobot rộng rãi hơn tại Việt Nam khi mà các công ty nhận ra tiềm năng to lớn của công nghệ tự động hóa. Ngoài ngành công nghiệp khai thác, cobot còn được triển khai trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ô tô, điện tử, dệt may, giày dép và công nghiệp chế biến thực phẩm”, ông Darrell, đại diện Universal Robots chia sẻ.

Các quy trình sản xuất thủ công chiếm chủ yếu tại VMIC, nơi sản xuất các bộ phận cho xe khai thác mỏ. Việc phụ thuộc vào lao động tay chân này khiến năng suất không được cao với chất lượng không đồng nhất, khiến cho đơn đặt hàng thấp và ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân. Nhận ra sự quan trọng của công nghệ tự động hóa, công ty đã tiến hành triển khai hai cobot UR10 để đảm nhiệm việc lắp ráp và tự động sản xuất.

“Các tính năng an toàn tiên tiến của các cobot cho phép nhân viên làm việc cùng một cách an toàn, không có rào cản. Doanh nghiệp cũng không cần phải thay đổi không gian làm việc, tiết kiệm chi phí trong khi cải thiện năng suất”, đại diện Universal Robots cho biết thêm.

Ông Phạm Xuân Phi, Tổng Giám đốc của VMIC cho biết: “Kể từ khi sử dụng cobot, năng suất của chúng tôi đã tăng gấp hai đến ba lần và chất lượng sản phẩm rất ổn định. Điều này đã giúp gia tăng đơn đặt hàng cho công ty lên 50-60%, và theo đó tăng thu nhập cho người lao động. Tỷ suất hoàn vốn tại Việt Nam cho đầu tư cobot thường rơi vào 6-8 năm, nhưng chúng tôi dự kiến sẽ hoàn vốn trong vòng 1 hoặc 2 năm”.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Cobot cải thiện năng suất và chất lượng lĩnh vực khai khoáng của Việt Nam

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.