Theo dõi Báo Hànộimới trên

Làm gì để lao động trẻ ở lại nông thôn?

Nguyễn Mai| 25/12/2017 06:57

(HNM) - Sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, thiếu việc làm... nên nhiều thanh niên nông thôn đã

Hướng dẫn nghề mây tre đan cho thanh niên tại xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ). Ảnh: Tào Ngọc


Hiện nay, 70% dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn và thanh niên là lực lượng nòng cốt, quan trọng, là chủ thể trực tiếp tham gia vào xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp, song còn nhiều hạn chế để lực lượng này tham gia vào quá trình khởi nghiệp. Tại Diễn đàn đối thoại “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” do Bộ NN& PTNT vừa tổ chức đã trở nên sôi nổi khi đón nhận nhiều dẫn chứng từ thực tế.

Anh Lê Thành Đông, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cho biết, tuy là địa phương có thế mạnh với bờ biển dài 137km, chạy qua 6 huyện, nhưng nghề biển vẫn chưa đủ hấp dẫn lao động trẻ. Còn anh Vương Mạnh Phú, Bí thư Huyện đoàn huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) cho hay, đặc thù địa phương có hơn 80% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc khởi nghiệp với thanh niên miền núi càng khó khăn hơn do thiếu vốn, tư liệu sản xuất và kiến thức...

Nhận định về những khó khăn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: "Giống, vốn, kiến thức... đang là trở ngại cho lao động trẻ khởi nghiệp. Bộ sẽ luôn đồng hành cùng thanh niên trong phát triển các mô hình kinh tế nông thôn. Đến địa phương nào làm việc, Bộ sẽ mời đại diện thanh niên địa phương đó đến làm việc cùng để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và cùng làm với các bạn trẻ".

Thực tế cho thấy, khu vực nông nghiệp còn nhiều dư địa để phát triển, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa xuất khẩu. Nhưng như Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Vốn quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định. Việc quan trọng nhất là ý chí và khát vọng của tuổi trẻ. Có khát vọng thì sẽ có hướng tháo gỡ khó khăn. Bên cạnh đó là sự tiếp sức của Nhà nước thông qua việc tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết trong sản xuất”.

Đối với việc vươn khơi của thanh niên vùng biển, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay là khai thác đã vượt mức giới hạn. Muốn thực hiện tốt chiến lược biển, mạnh và giàu từ biển thì phải xây dựng nghề cá một cách có trách nhiệm và phát triển bền vững. Song song với khai thác là bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phải nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ và toàn xã hội.

Giải quyết các khó khăn trên sẽ tạo ra nhiều dư địa để phát triển nông thôn, thu hút thanh niên ở lại và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Từ đây cũng sẽ giữ lại được nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tri thức để xây dựng và phát triển nông thôn. Đó cũng là mục tiêu cốt lõi của chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp đang đặt ra hiện nay...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm gì để lao động trẻ ở lại nông thôn?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.